Những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng toàn cầu

Đối với người tiêu dùng, vàng là vật liệu sản xuất trang sức, phụ kiện làm đẹp. Nhưng đối với nhà đầu tư, vàng được xem như thước đo giá trị các loại tiền tệ trên thế giới. Cũng chính vì thế mà giá vàng rất dễ bị “lung lay” bởi rất nhiều sự kiện trên thị trường tài chính. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng để bạn xây dựng chiến lược giao dịch về sau nhé!

Khủng hoảng toàn cầu 

Yếu tố khủng hoảng toàn cầu
Yếu tố khủng hoảng toàn cầu

Để giải quyết nghi vấn “Giá vàng phụ thuộc vào yếu tố nào?” thì chắc chắn không thể bỏ qua khủng hoảng toàn cầu. Đây là yếu tố tác động rất lớn đến tình hình kinh tế, chất lượng cuộc sống của con người cũng như sự biến động giá cả của vàng. Khi tình hình kinh tế không ổn định, giá trị đồng tiền sẽ có sự thay đổi và vàng sẽ được hưởng lợi do kim loại quý không có giá trị cố định. Chính vì thế, vàng trong thời điểm này được xem là kênh đầu tư trú ẩn an toàn cho nhiều người. Nếu như khủng hoảng không được kiểm soát, thì giá vàng sẽ tăng đến khi có các dấu hiệu khôi phục được thì vàng sẽ được giảm hoặc bình ổn giá trở lại.

Ví dụ: Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, giá vàng đã giảm mạnh từ 1.030 USD/ounce xuống còn 681 USD/ounce. Cho đến năm 2011 nền kinh tế được phục hồi, giá vàng lại leo dốc đạt đến đỉnh điểm hơn 1.900 USD/ounce.

Lạm phát ảnh hưởng đến giá vàng

Vàng là kim loại quý được xem như “con đập” chống lại cơn lũ lạm phát và biến động tiền tệ. Mặc dù giá tiền tệ có biến động và sụt giảm như thế nào đi nữa thì vàng vẫn bình ổn giá. Chính vì thế, nếu xảy ra tình trạng lạm phát, nhà đầu tư thường “trú” vào vàng. Làm một ví dụ để chứng minh bạn nhé.

VD: Cập nhật giá vàng ngày 16/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đã tăng lên 17 USD/ounce đóng cửa ở mức 1.843,9 USD/ounce. Theo các nhà phân tích nhận định, ở thời điểm hiện tại, lạm phát gia tăng và Fed đang tìm cách giữ vững chính sách tiền tệ thì việc giá vàng tăng lên 1.850 USD/ounce chỉ là vấn đề thời gian. Khi chạm được con số này, vàng sẽ có cơ hội bức phá lên đến 1.900 USD/ounce

Xem thêm:  Tầm quan trọng của biểu đồ giá vàng trong đầu tư vàng online
Mối quan hệ giữa vàng và đồng USD
Mối quan hệ giữa vàng và đồng USD

 

Tốc độ phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ làm tăng giá trị đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền mạnh được dự trữ nhiều nhất trên thế giới. Thực tế cũng cho thấy, vàng và đô la Mỹ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi giá đô la Mỹ tăng mạnh, giá vàng sụt giảm và nếu giá đô la Mỹ yếu đi, giá vàng từ đó tăng lên.

Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến giá vàng
Ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến giá vàng

Các chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia sẽ có các ngân hàng trung ương đảm nhiệm trọng trách hoạch định tại quốc gia đó. Điển hình như Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa. Nếu các sắc lệnh chính sách ngân hàng đưa ra không hiệu quả, nhà đầu tư sẽ chuyển qua mua vàng vì họ xem đây là phương án an toàn.

Chính vì thế, sau mỗi cuộc họp Fed được công bố rằng chính sách tiền tệ tăng, giảm lãi suất cho đồng USD. Ngay sau đó, vàng là một trong số các tài sản có biến động tăng mạnh nhất

Lãi suất

Có thể nói giữa giá vàng và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể sẽ là tỷ lệ nghịch. Vàng là một tài sản không sinh lãi, tuy nhiên nó sẽ là tấm gương phản chiếu của lãi suất trên thị trường. Hay nói cách khác, lãi suất là chi phí cơ hội của vàng. Nếu như lãi suất tăng lên, thì đồng nghĩa với việc giá vàng sẽ biến động theo chiều đi xuống và ngược lại nếu lãi suất giảm thì giá vàng sẽ tăng lên.

Ví dụ: Thời điểm cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, Fed đã tiến hành thay đổi lãi suất bằng các đợt cắt giảm, đưa lãi suất chạm đến 0%. Lúc này giá vàng đã tăng đột biến lên đến 1.900 USD/ounce.

Nới lỏng định lượng (QE)

Chính sách nới lỏng định lợng (QE) ảnh hưởng đến giá vàng
Chính sách nới lỏng định lợng (QE) ảnh hưởng đến giá vàng

Nới lỏng định lượng (QE) là phương thức của ngân hàng trung ương để kích thích kinh tế bằng cách, mua trái phiếu cùng những tích sản khác từ các ngân hàng thương mại hầu giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Không chỉ riêng Fed, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Trung Ương Châu Âu cũng đã thi hành chính sách QE.

Xem thêm:  Nến Nhật là gì? Các mô hình nến Nhật thường gặp

Theo như chính sách, khi nguồn cung tiền tệ lớn sẽ kéo lãi suất giảm xuống đồng thời khuyến khích nhà đầu tư mua vàng. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể dẫn đến lạm phát và giá vàng được phen “đẩy thuyền” tăng mạnh.

Thực tế, vào ngày 29/10/2014, Fed công bố ngừng thực thi chính sách QE, lãi suất tăng kéo quá trình lạm phát chậm lại, điều này khiến giá vàng giảm – đây là cơ hội để nhà đầu tư dự trữ vàng bằng cách mua vào.

Dự trữ chính phủ

Dự trữ chính phủ làm ảnh hưởng đến giá vàng
Dự trữ chính phủ làm ảnh hưởng đến giá vàng

Dự trữ chính phủ được hiểu là các ngân hàng trung ương sẽ mua và dự trữ một khối lượng vàng nhiều hơn là bán ra. Như vậy sẽ làm cho giá vàng tăng lên và vàng sẽ trở nên khan hiếm. Trong những năm gần đây, giá vàng có xu hướng tăng vì các ngân hàng trung ương đã tiến hành mua vàng dự trữ trở lại. Cụ thể, ngân hàng trung ương toàn cầu dự trữ khoảng 33.000 tấn vàng, ước tính bằng ⅕ tổng sản lượng được khai thác. Việc dự trữ vàng của chính phủ với các lý do như: giảm thiểu rủi ro lạm phát và thúc đẩy nền kinh tế. Một số ngân hàng trung ương có khối lượng dự trữ vàng lớn nhất hiện nay như Mỹ, Đức, Ý, Pháp, Nga, Trung Quốc,…

Quỹ giao dịch trao đổi ETF

Quỹ giao dịch trao đổi (ETF) ảnh hưởng đến giá vàng
Quỹ giao dịch trao đổi (ETF) ảnh hưởng đến giá vàng

Bên cạnh việc dự trữ của chính phủ thì các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) cũng nắm giữ một khối lượng vàng khá lớn, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đối giá vàng. Hiện nay, các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) cho phép nhà đầu tư mua vàng thông qua các mã cổ phiếu mà họ phát hành. Chính vì thế, giao dịch vàng thông qua ETF là một cách khác tham gia vào thị trường vàng. Khi đầu tư vào vàng ETF, nhà đầu tư không phải sở hữu vàng vật chất mà đa số các quỹ ETF (chuẩn) sẽ sở hữu một khối lượng vàng vật chất tương ứng với mỗi cổ phiếu mà họ phát hành. Các quỹ ETF theo dõi giá vàng và bất kỳ sự thay đổi nào của giá vàng đều được phản ánh trong giá thị trường của ETF.

=> Chính vì thế, vào thời điểm mà quỹ ETF mua vào hoặc bán ra một khối lượng vàng thì giá vàng sẽ có nhiều biến động.

Xem thêm:  Các loại lệnh cơ bản trong giao dịch forex

Vấn đề sản xuất vàng

Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết: “Tổng sản lượng vàng khai thác trong năm 2019 đạt 3.531 tấn, giảm 1% so với sản lượng khai thác năm 2018. Đồng thời sản lượng vàng được khai thác có thể sẽ bị chậm lại và giảm nhẹ trong những năm sắp tới, bởi vàng trên thế giới đang dần cạn kiệt và việc phát hiện ra các mỏ vàng mới ngày càng khó khăn”.

Theo cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ thống kê, sản lượng vàng trên toàn cầu hiện tại còn khoảng 50.000 tấn.

=> Như vậy, sản lượng vàng được khai thác hàng năm cũng sẽ là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả của vàng. Nếu như nguồn cung không đáp ứng nhu cầu sử dụng thì giá cả sẽ tăng cao và ngược lại. Đến giai đoạn vàng bị khan hiếm sẽ dẫn đến tình trạng giá vàng tăng cao ngoài tầm kiểm soát.

Nguồn cung – cầu đối với vàng

Nguồn cung – cầu ảnh hưởng đến giá vàng
Nguồn cung – cầu ảnh hưởng đến giá vàng

Bản chất của vàng là một loại hàng hóa đặc biệt, chính vì là hàng hóa nên quy luật cung – cầu trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến vàng. Nhưng từ khoảng 20 năm về trước, các thợ đào vàng đã phải đào sâu hơn để tìm kiếm nguồn vàng chất lượng cũng như đối mặt với các yếu tố khác như nguy hiểm, ảnh hưởng môi trường,… Từ đó, chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến vàng tăng giá.

Giá trị sử dụng vàng

Giá trị sử dụng vàng ảnh hưởng đến giá vàng
Giá trị sử dụng vàng ảnh hưởng đến giá vàng

Quan niệm giữ vàng như “của hồi môn” hiện nay vẫn còn đang được phổ biến và được xem là đã trở thành văn hóa các nước, đặc biệt là người Việt. Ngoài vai trò là tiền tệ và tài sản dự trữ, hơn một nửa nhu cầu tiêu thụ vàng để dùng làm trang sức hoặc sử dụng trong công nghiệp, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Như bạn đã biết, ở Ấn Độ, tặng vàng là hành động thể hiện sự giàu có và là món quà cao quý trong những dịp quan trọng. Điều đó cũng là nguyên do giá vàng tăng cao.

Ngoài dùng làm trang sức, vàng cũng được sử dụng với hàm lượng lớn trong sản xuất các linh kiện điện tử như máy tính, hệ thống GPS và các thiết bị y tế khác.

Lời kết

Vàng là tài sản đầu tư được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Nhưng để việc đầu tư có hiệu quả, bạn nên cập nhật thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng như đã kể trên, cùng các sự kiện kinh tế trên thị trường tài chính, để xây dựng các chiến thuật thông minh thật nhạy bén nhé. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *