Fed là gì? Tại sao Fed tác động đến nền kinh tế toàn cầu

FED – Cơ quan quyền lực duy nhất có quyền ban hành và thực hiện chính sách tiền tệ đồng thời chi phối đời sống nền kinh tế toàn cầu. Fed ảnh hưởng trực tiếp đến tiền tệ, giá cổ phiếu, lãi suất,…được xem là các yếu tố quan tâm hàng đầu của trader trong giao dịch. Vậy vai trò của FED là gì? Tại sao FED có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cơ quan này nhé!

Fed là gì?

FED viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ hoạt động từ năm 1913. Được thông qua theo “Đạo luật Dự trữ liên bang” do Tổng thống Wilson ký quyết định vào ngày 23/12/1913. Chức năng của Fed là giám sát,  điều tiết các ngân hàng và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính.
Trụ sở cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ
Trụ sở cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ

Fed được ra đời như thế nào?

Vào năm 1910, lo lắng cho nền kinh tế sẽ diễn ra một cuộc khủng hoảng tài chính nên giới tinh hoa Mỹ cho rằng cần phải thay đổi hệ thống ngân hàng quốc gia. 2 phe đối lập là Đảng Cộng hòa và Dân chủ cũng đồng tình với quan điểm hệ thống tiền tệ khlong thể đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế đất nước.

Fed được ra đời như thế nào?

Mặc dù vậy, trong thời điểm lúc bấy giờ cũng như bất cứ lúc nào khác, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà luôn có những đề xuất trái ngược nhau. Nên Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich dẫn đầu Đảng Cộng hòa tuyên bố ủng hộ việc ra đời ngân hàng trung ương dưới sự bảo trợ bởi 1 ngân hàng tư nhân, có trụ sở tại Washington để thuận tiện trong việc mở rộng lẫn ký hợp đồng tiền tệ khi cần. Ngược lại, Đảng Dân chủ lại cho rằng nên thành lập một hệ thống ngân hàng do chính phủ kiểm soát.

Vào 1913, sau 3 năm tranh cãi gay gắt, bàn bạc “kịch liệt”, thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang”, Fed được ra đời. Cho đến năm 1915, Fed đi vào hoạt động với vai trò dẫn đầu hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Xem thêm:  CFD là gì? Cách giao dịch hợp đồng chênh lệch

Cơ cấu tổ chức của cục Dự trữ liên bang Fed

Cơ cấu tổ chức của Fed
Cơ cấu tổ chức của Fed

Cơ cấu tổ chức của Fed bao gồm 4 cấp:

  • Hội đồng thống đốc chịu trách nhiệm giám sát mỗi khu vực của ngân hàng Fed và ngân hàng thành viên. Cơ cấu của Hội đồng thống đốc gồm bảy thành viên được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn có nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ.
  • Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), gồm 5 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.
  • Các ngân hàng của FED (gồm 12 ngân hàng) được đặt tại các thành phố lớn. Do khi thành lập Hệ thống Dự trữ Liên bang, Hoa Kỳ được chia về mặt địa lý thành 12 Quận, mỗi Quận có một Ngân hàng Dự trữ được hợp nhất riêng biệt.
  • Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh)
Bản đồ gồm 12 Ngân hàng Dự trữ liên bang được đặt tại các thành phố lớn
Bản đồ gồm 12 Ngân hàng Dự trữ liên bang được đặt tại các thành phố lớn

Vai trò của cục Dự trữ liên bang

Với mục tiêu ban đầu được thành lập chủ yếu là để phản ứng với một loạt các hoảng loạn tài chính, đặc biệt là sự kiện “Hoảng loạn các chủ ngân hàng năm 1907”. Sự kiện diễn ra khi chỉ số chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán New York giảm gần 50% so với mức chạm đỉnh của năm trước. Cùng với đó, xuất hiện nhiều đợt sụp đổ các ngân hàng và các công ty tín thác mà nguyên nhân chính là do sự mất lòng tin của người gửi tiền. Do vậy rất cần một cơ quan đứng ra giám sát và điều tiết ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính. Đó cũng chính là động cơ thúc đẩy Fed ra đời.

Vai trò của Fed – cục Dự trữ Liên bang
Vai trò của Fed – cục Dự trữ Liên bang

Vậy thì vai trò chính của Fed là gì và cơ quan này sẽ kiểm soát những khủng hoảng kinh tế bằng cách nào?

Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau:

  • Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng. Với mục đích ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn
  • Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
  • Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ. Và đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Xem thêm:  Swap là gì? Cách tính phí qua đêm trong forex

Tại sao FED tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu?

  • Fed là cơ quan duy nhất trên toàn cầu được phép in tiền USD và tăng giảm lãi suất tiền tệ.
  • Đô la Mỹ là đồng tiền “quyền lực nhất thế giới” khi đóng vai trò thanh toán hầu hết các giao dịch và cũng là loại tiền tệ dự trữ quốc tế.
  • Nếu Fed tăng lãi suất đồng USD dẫn đến tăng sức mạnh đô la Mỹ trên thị trường quốc tế. Từ đó, khiến cho thị trường nước Mỹ rơi vào tình trạng xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, giảm đầu tư từ bên ngoài => Nền kinh tế Mỹ có xu hướng suy giảm.
  • Trong khi đó, Mỹ đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế trên toàn thế giới. Nền kinh tế Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia lớn nhỏ khác.
Tại sao FED tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu?
Tại sao FED tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu?

Không chỉ vậy, Fed còn là tổ chức duy nhất được điều chỉnh giá trị đồng đô la Mỹ thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Vậy nên, có thể thấy được rằng Fed có vai trò vô cùng quan trọng đến nền kinh tế thế giới. Nếu bạn là một trader tham gia đầu tư forex thì không nên bỏ qua bất cứ động thái lớn nhỏ nào của cơ quan “đầy sức mạnh” này.

Các công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED

  • Thứ nhất – thay đổi lãi suất: Nhìn chung, nếu nền kinh tế suy yếu và đang là mối lo ngại chính, FED sẽ thực hiện giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế. Hành động của Fed được thông qua việc lôi kéo các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn để tạo nguồn vốn mới cho sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Đồng thời, Fed cũng khuyến khích các hộ gia đình chi tiêu nhiều hơn cho việc mua nhà, ô tô, các hàng hóa và dịch vụ khác. Tương tự như vậy, nếu nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, FED có thể tăng lãi suất để làm giảm tổng cầu và hạn chế áp lực từ lạm phát.
  • Thứ hai – mua và bán trái phiếu chính phủ: Hành động mua trái phiếu chính phủ sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông và gây áp lực giảm lãi suất của các chứng khoán. Áp lực này sẽ được truyền tải đến các mức lãi suất khác đang được áp dụng cho các khách vay là các cá nhân và doanh nghiệp.
  • Thứ ba – quy định lượng tiền mặt dự trữ: Thông thường, các ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà ngân hàng quản lý. Vì vậy, nếu Fed yêu cầu các ngân hàng phải dự trữ một phần lượng tiền này. Khi đó dẫn đến lượng tiền cho vay sẽ giảm đi, vay mượn trở nên khó hơn và kéo theo lãi suất tăng lên.
  • Hướng dẫn mua bán cổ phiếu Mỹ chi tiết
Xem thêm:  Bearish là gì? Chiến lược giao dịch trong thị trường Bearish

Lời kết

Nếu là một nhà đầu tư forex hay đơn giản chỉ là một người quan tâm đến tin tức thế giới, bạn không nên bỏ qua bất cứ thông tin nào liên quan đến Fed – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Hy vọng với những kiến thức mà sanforex đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Fed, cũng như cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ hoạt động của cơ quan này. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào về kiến thức forex nói chung, thông tin Fed nói riêng, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *