Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin về thị trường vàng, chần chờ gì nữa mà không đọc ngay những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trong bài viết dưới đây! Thông tin này sẽ cho bạn thấy giá vàng nhạy cảm, dễ bị lên xuống vì chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thế nào. Kiến thức bổ ích hứa hẹn sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường đầu tư vào thị trường vàng rủi ro nhưng giàu tiềm năng.
Khủng hoảng trên toàn cầu
Khi người dân thiếu niềm tin vào thị trường tài chính hay chính phủ của đất nước thì giá vàng sẽ có xu hướng tăng lên. Do đó nó được xem là mặt hàng (của) khủng hoảng. Không dừng lại ở đó, giá vàng cũng chịu tác động của hầu hết mọi sự kiện diễn ra trên thế giới vì thứ kim loại quý này như một nơi an toàn để ẩn náu trong diễn biến chính trị hay kinh tế không ổn định. Trên thực tế năm 2014, vàng đã từng tăng vọt ở Ukraine ngay sau khi Liên Bang Nga chuẩn bị đánh nước này. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do người dân bất an trước tình hình chính trị căng thẳng nên họ tìm đến công cụ trú ẩn an toàn nhất chính là vàng.
Lạm phát
Vàng có thể được coi là một hàng rào nhằm chống lại sự biến động tiền tệ và lạm phát, nên nhiều người muốn nắm giữ chúng. Dù cho tiền có liên tục biến động và mất giá đi chăng nữa thì về lâu dài vàng vẫn sẽ có mức giá bình ổn. Cùng xem qua ví dụ sau để hiểu rõ về tính bình ổn của giá vàng nhé:
2000 năm trước, lương của một người lính La Mã chênh lệch so với lương của một người lính thời bấy giờ như thế nào khi quy đổi tiền lương ra vàng. Người lính La Mã sẽ nhận được 2,31 ounce vàng trong một năm và người lính bây giờ được nhận 35,58 ounce.
Giả sử rằng với 1 ounce = 1600 USD thì lính La Mã có 3704 USD/năm, trong khi đó năm 2011 lính Hoa Kỳ sẽ có 17611 USD, tức là khoảng 11 ounce vàng. Như vậy, sau 2000 năm nhưng vàng chỉ tăng khoảng 0,08% thôi, thật sự rất ít so với những loại tiền tệ khác.
Giá trị của đô la Mỹ
Nhiều người khá bất ngờ khi biết rằng đô la Mỹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trực tiếp. Nền kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã giúp đô la Mỹ trở thành một đồng tiền được dự trữ lớn nhất trên thế giới hiện nay. Đô là và vàng có mối quan hệ ngược chiều với nhau, như khi đồng đô la có sự suy yếu thì vàng sẽ mạnh hơn và ngược lại, nếu đô la mạnh thì vàng đương nhiên sẽ yếu. Chẳng hạn khoảng thời gian từ ngày 1 đến 10 của tháng 9 2014, chỉ số USD index tăng khoảng 2 điểm làm giá vàng sụt giảm tương đối nhiều, nhưng cũng có thể coi là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể mua vào kim loại này.
Ngân hàng trung ương
Ở Hoa Kỳ có FED – Cục Dự trữ Liên bang thì ở những quốc gia khác cũng có các ngân hàng trung ương như: Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương châu Âu hay Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Những ngân hàng này có sức ảnh hưởng và tầm quan trọng lớn trong việc đưa ra những quyết sách về tiền tệ quốc gia. Nếu những chính sách này không mang lại hiệu quả thực sự thì sẽ khiến người dân đua nhau chuyển đổi qua vàng để trú ẩn an toàn hơn. Đây cũng là lý do trên sàn giao dịch forex, khi FED đề ra chính sách tăng tiền tệ, giảm lãi suất USD thì vàng sẽ chịu biến động rất mạnh cùng những loại hàng hóa khác.
Lãi suất
Vàng không mang lại lãi suất cho bạn như khoản tiết kiệm hay trái phiếu kho bạc nhưng giá vàng là sự phản ánh của việc tăng giảm lãi này. Khi lãi suất gia tăng, vàng có thể bị giảm giá vì mọi người có xu hướng bán vàng để có tiền đầu tư những cơ hội khác. Và khi lãi giảm xuống, giá vàng sẽ tăng trở lại do cơ hội nắm giữ vàng nhỏ hơn những khoản đầu tư kia. Tức khi lãi suất thấp là vàng đang trở nên hấp dẫn hơn.
Nới lỏng định lượng QE
QE (nới lỏng định lượng) là một chiến lược của ngân hàng trung ương, họ mua chứng khoán nhằm mục đích tăng cung tiền và đồng thời khuyến khích những ngân hàng khác cho vay nhiều tiền hơn nữa. Không chỉ FED, những ngân hàng khác như Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản và ngân hàng Anh đều áp dụng chiến lược này.
Khi nguồn cung cấp tiền lớn sẽ làm giảm lãi suất xuống, lúc này là chi phí cơ hội thấp thích hợp để mọi người đầu tư vào mua vàng. Dù vậy chiến thuật này cũng là một tác động có thể gây ra lạm phát vì nếu vượt quá đà nó sẽ làm giá vàng tăng cao. Cuối tháng 10 năm 2013, FED từng tuyên bố ngừng chiến lược QE và sau đó giá vàng lại giảm xuống, lãm phát được kéo chậm lại hơn.
Dự trữ chính phủ
Một loạt các ngân hàng trung ương thường dự trữ khối lượng khổng lồ bao gồm tiền giấy và vàng. Thực tế, nhiều nước châu Âu cũng như Mỹ có phần lớn trữ lượng của họ là vàng và vẫn tiếp tục mua thêm rất nhiều vàng thời gian gần đây. Phải kể tên những quốc gia như: Đức, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Trường hợp ngân hàng trung ương mua lượng vàng vào nhiều hơn lượng bán ra sẽ làm giá vàng đẩy lên cao hơn. Đó là do bên cung tiền tệ tăng lên và vàng sẽ khan hiếm, khó mua.
Tất cả thông tin về đầu tư vàng!
Công nghiệp và trang sức
Không chỉ là vật đầu tư có tính an toàn cao, hay quỹ phòng hộ giá trị mà vàng còn được dùng trong ngành công nghiệp và trang sức. Do đó hai yếu tố này không thể thiếu trong danh sách những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Một minh chứng rõ ràng nhất là có hơn 50% nhu cầu vàng là trang sức trên toàn thế giới và đặc biệt ở ba quốc gia: Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Ở Ấn Độ vàng dường như được xem là một thước đo của sự giàu có và quà tặng vô cùng quý giá, sang trọng trong những dịp đặc biệt. Điều này cũng là lý do lớn khiến giá vàng tại quốc gia này tăng cao.
Bên cạnh làm đồ trang sức, một lượng lớn vàng khác được dùng trong ngành công nghiệp điện tử. Cụ thể khoảng 12% vàng được cung cấp để sản xuất các mặt hàng như máy tính, hệ thống GPS và nhiều loại thiết bị y tế, điện tử.
Sản xuất vàng
Hội đồng Vàng thế giới đưa số liệu vào năm 2017: tổng nhu cầu vàng là 4071 tấn, trong đó dành ra 332,8 tấn cho ngành công nghệ; 371,4 tấn để đầu tư; 2135,5 tấn vàng dùng làm trang sức; nhu cầu để sản xuất tiền xu là 1029,2 tấn; phần còn 202,8 tấn là do các quỹ ETFs nắm giữ. Năm 2001 được xem làm năm có giá vàng thấp nhất trong mọi thời đại, lượng vàng để đầu tư chiếm 357 tấn, đồ trang sức là 3009 tấn và trong công nghệ thì dùng 363 tấn vàng.
Hơn nữa, theo những thống kê, mỗi năm sẽ có 2500 tấn vàng được sản xuất ra so với tổng nguồn cung là 165000 tấn. Dù khối lượng sản xuất có vẻ khiêm tốn nhưng thực chất chi phí sản xuất lượng vàng này ảnh hưởng không nhỏ đến giá vàng trên toàn cầu. Khi chi phí sản xuất tăng, các công ty khai thác bắt buộc bán vàng để có thêm tiền nhằm bảo toàn lợi nhuận của mình.
Cung cầu
Có những phân tích chỉ ra rằng tổ tiên chúng ta đã khai thác vàng từ rất lâu, cách đây khoảng 5000 năm. Và thứ kim loại này vẫn tồn tại ở một vị trí quan trọng ngay cả khi giá cả của mọi thứ biến động. Nếu bạn đang có kế hoạch mua vàng hãy tìm hiểu thật kỹ kiến thức và nhớ rằng có hàng loạt những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Phải kể đến như: chi phí sản xuất, sự bất ổn tài chính, cung tiền, nhu cầu trang sức, chính trị, sản xuất các sản phẩm công nghiệp và động thái từ những ngân hàng trung ương.
Khi điều kiện kinh tế trên thế giới giúp giá vàng thu hút, hấp dẫn thì nó khiến nhu cầu mong muốn được sở hữu tăng cao, làm giá vàng từ đó cũng tăng theo. Dẫu vậy, so với nhiều loại tiền tệ, giá vàng vẫn rất ổn định một khoảng thời gian dài.
Quỹ giao dịch trao đổi ETF
SPDR Gold Shares (viết tắt là GLD) và iShares Gold Trust (viết tắt là IAU) là 2 quỹ trao đổi (ETF), cho phép người đầu tư mua vàng bằng những chứng chỉ do chính chúng cấp. Những chứng chỉ này niêm yết trên Sàn Chứng Khoán New York và mang giá trị tương ứng 1/10 ounce vàng/chứng chỉ. Cả tổ chức IAU và SPDR đều mua bán vàng lớn nhất trên thế giới hiện nay. Cụ thể SPDR nắm khoảng 9600 ounce và iShares ETF giữ ít hơn khoảng 5300 ounce. Do nắm giữ lượng lớn vàng nên khi 2 tổ chức mua hoặc bán ra ồ ạt sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trường giá vàng. Tiêu biểu ngày 25/4/2008 SPDR đã bán 20,5 tấn vàng ra thị trường khiến mức giá bị đẩy xuống chỉ còn chưa đến 900 USD/ounce. Bài viết trên trình bày chi tiết về những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng hy vọng sẽ giúp mở rộng kiến thức cho bạn. Chúc bạn thành công với mỗi quyết định mua, bán trên thị trường đầy tiềm năng này nhé!