Vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay là không còn là sự quan tâm riêng của người nội trợ mà nó trở thành nỗi lo của mọi người. Công nghệ Blockchain đã được tìm hiểu và đưa vào sử dụng để góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mỗi gia đình. Điều này cũng xuất phát từ việc các cơ sở sản xuất, tập đoàn thực phẩm,… hiểu được tâm lý của người tiêu dùng trước sự bất ổn của thị trường nguyên liệu, thực phẩm.
Vậy, công nghệ blockchain có thể ứng dụng như nào trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm?
Ứng dụng Blockchain với đảm bảo an toàn thực phẩm
Công nghệ blockchain được ứng dụng để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm. Ví dụ như, trên bao bì của hạt nêm Knorr Thịt thăn, Xương ống và Tủy đã có mã QR ứng dụng công nghệ blockchain tiên tiến, người dùng có thể truy xuất nguồn gốc thịt heo dùng để chế biến ra hạt nêm.
Ở Trung Quốc, từ năm 2016 thì Alibaba đã ra mắt siêu thị Hema, chỉ với những thao tác quét mã QR, người dân có thể biết được những thông tin chính xác về nguồn gốc xuất xứ của món hàng mình mua.
Wal – Mart Trung Quốc cũng đã ra mắt nền tảng tích hợp công nghệ theo dõi RFID và Internet vạn vật, chia sẻ các cổng dữ liệu với các bên tham gia chuỗi cung ứng, lưu giữ dữ liệu bằng blockchain.
Blockchain có thể minh bạch hóa thông tin về sản phẩm. Rất khó thực hiện việc thay đổi thông tin trong mỗi khối nên việc gian lận thông tin là không thể.
Sử dụng công nghệ blockchain có thể giúp việc truy xuất trở nên chính xác hơn. Các công ty, cơ sở phân phối chính hãng,… liên kết, thành lập các nhóm để áp dụng công nghệ chuỗi khối quy mô quốc tế.
Alibaba khởi xướng thành lập “khuôn khổ niềm tin thực phẩm” (Food Trust Framework) là tập hợp thành viên giám sát và đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu quốc tế từ Australia và New Zealand.
Blockchain có thể thu thập dữ liệu của thực phẩm để cải thiện các phương pháp sản xuất, chế biến.
Blockchain có thể hỗ trợ quản lý hợp đồng cũng như các cam kết an toàn thực phẩm giữa các bên. Với khả năng bảo mật cao, blockchain có thể giữ an toàn cho các bản hợp đồng an toàn thực phẩm giữa bên sản xuất thực phẩm và bên phân phối thực phẩm. Từ đó, người dùng có thể phần nào yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm mà mình tiêu dùng.
Hiện nay, người tiêu dùng cũng dần ý thức hơn về an toàn thực phẩm, họ muốn sử dụng những sản phẩm được công nhận về chất lượng và công nghệ blockchain có thể giúp họ có những thông tin chi tiết nhất.
Các công ty cũng như những tập đoàn lớn biết được nhu cầu đó và để đáp ứng người tiêu dùng, họ đã ứng dụng rất thành công blockchain. Tương tự như thế, các doanh nghiệp cũng như đơn vị sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn có thể nghiên cứu áp dụng và đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất và cung ứng và có thể đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.