Thị trường ngoại hối là thị trường có khối lượng giao dịch lớn nhất hiện nay với hơn 5 nghìn tỷ USD một ngày. Dù rất tiềm năng mang về lợi nhuận lớn, nhưng trước đây, forex không phải là sân chơi dành cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ mà chỉ dành cho những ông lớn như các ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ và các định chế tài chính khác. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, chúng ta – các trader nhỏ lẻ đã có thể tham gia thị trường và có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thông qua các Forex broker. Vậy thì Forex broker là gì? Forex broker hoạt động như thế nào? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này cũng như hướng dẫn cách tìm 1 sàn forex uy tín dành cho bạn.
Forex broker là gì?
Forex broker (Nhà môi giới forex hay sàn forex) là một công ty cung cấp cho nhà giao dịch forex (trader) hay nhà đầu tư quyền truy cập vào một sàn giao dịch, nơi mà họ có thể mua hoặc bán các hàng hóa như tiền tệ (forex), vàng, dầu, chỉ số, cổ phiếu…
Mỗi forex broker xử lý một phần rất nhỏ trong tổng khối lượng thị trường ngoại hối và nhà đầu tư thông qua forex broker sẽ có thể được truy cập vào thị trường đó.
Nói một cách đơn giản forex broker chính là trung gian kết nối giữa những người mua và bán cho dù họ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Bạn có thể hình dung ra vai trò trung gian của forex broker như là một siêu thị. Những người có hàng hóa muốn bán sẽ đem hàng hóa đến siêu thị và những người mua sẽ đến siêu thị để mua. Người mua và người bán không trực tiếp gặp nhau để giao dịch mà phải thông qua siêu thị.
- Nhà cung cấp thanh khoản
Forex broker đóng vai trò trung gian kết nối bạn với thị trường, tức là giữa bạn với những người cũng có nhu cầu giao dịch như bạn. Tuy nhiên, trên thị trường, không chỉ có những nhà đầu tư nhỏ lẻ mà còn có sự tham gia của những tổ chức lớn hơn và các tổ chức này trực tiếp tạo ra tính thanh khoản cho sàn.
Một sàn được gọi là có tính thanh khoản khi có cả nhiều người mua và nhiều người bán làm cho các giao dịch được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng, thì bản thân những người tham gia giao dịch trên thị trường cũng chính là một nhà cung cấp thanh khoản.
Ngoài ra, các ngân hàng lớn, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ hay các broker khác… họ cũng là những nhà cung cấp thanh khoản. Thay vì có nhiều người bán ra với số lượng nhỏ khi bạn muốn mua thì lại có một vài người bán ra với số lượng lớn hơn hoặc ngược lại. Tính thanh khoản của các forex broker được tạo ra chủ yếu từ những tổ chức đó. Sàn forex sẽ lựa chọn ra các mức giá tốt nhất từ những nhà cung cấp thanh khoản này để báo giá cho bạn.
Forex broker cung cấp cho nhà đầu tư những gì?
Mỗi forex broker đều có chiến lược phát triển riêng và không sàn nào giống sàn nào. Tuy nhiên, về cơ bản, sàn forex nào cũng có kết cấu tương tự nhau với các phần chính bao gồm: công cụ/sản phẩm giao dịch, tài khoản giao dịch và phần mềm giao dịch.
- Sản phẩm giao dịch
Giống như ví dụ ở trên, siêu thị cung cấp nhiều mặt hàng khác nhau thì forex broker cũng cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau như các cặp tiền tệ (forex), kim loại (vàng, bạc, bạch kim…), năng lượng (dầu, khí gas), chỉ số, cổ phiếu, trái phiếu, hàng nông sản (cà phê, lúa mỳ…), tiền điện tử… và các sản phẩm này không được giao dịch trực tiếp mà thông qua các Hợp đồng chênh lệch CFD, đây là điểm đặc trưng của các forex broker.
- Tài khoản giao dịch
Tài khoản giao dịch là cơ sở để bạn có thể tham gia giao dịch trên thị trường forex. Để tham gia vào các mạng xã hội như Facebook hay Twitter điều đầu tiên bạn cần làm chính là đăng ký tài khoản. Tương tự vậy nếu muốn tham gia vào thị trường ngoại hối, bạn phải mở tài khoản forex.
Tùy mỗi forex broker sẽ cung cấp các loại tài khoản khác nhau, trong đó có thể phân chia thành một số loại tiêu biểu như: tài khoản Micro, tài khoản Standard, tài khoản Vip, hay tài khoản STP, tài khoản ECN…
Sau khi hoàn tất đăng ký, bạn chỉ cần nạp tiền vào các tài khoản này là bắt đầu giao dịch mua bán trên sàn rồi.
Ngoài tài khoản thật, các sàn forex còn cung cấp các tài khoản Demo, giúp nhà đầu tư mới luyện tập làm quen với thị trường một cách thuần thục. Giao diện của tài khoản demo giống hệt với tài khoản thật, nên bạn sẽ nắm bắt hay học hỏi cách thức giao dịch một cách dễ dàng hơn.
- Nền tảng giao dịch
Nền tảng giao dịch chính là một phần mềm – nơi mà các bạn có thể đặt các lệnh mua hoặc bán trên thị trường. Trong phần mềm đó sẽ hiển thị các sản phẩm, các mức giá, tài khoản giao dịch của bạn… và rất nhiều chức năng, công cụ khác phục vụ cho việc giao dịch.
Hiện nay, các forex broker cung cấp nhiều phần mềm giao dịch khác nhau, trong đó phần mềm uy tín và đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là MT4, ngoài ra còn có MT5, cTrader…
Lựa chọn một nền tảng uy tín, dễ sử dụng và phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư sẽ giúp việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các forex broker còn cung cấp các dịch vụ khác như Tư vấn và ủy thác giao dịch, Dịch vụ chăm sóc khách hàng, Đào tạo…
- Tư vấn và ủy thác giao dịch: là việc mà nhà đầu tư sẽ được các chuyên gia của sàn tư vấn về các chiến lược, cung cấp các thông tin, tín hiệu giao dịch hoặc ủy quyền cho các chuyên gia đó thực hiện giao dịch giúp mình. Và tất nhiên là sàn forex sẽ thu phí khi bạn sử dụng các dịch vụ này.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: đây cũng là một trong những tiêu chí để các bạn lựa chọn forex broker. Khi các bạn gặp bất cứ một vấn đề nào cần hỗ trợ khi giao dịch trên sàn thì các nhân viên hỗ trợ sẽ giúp đỡ bạn. Có sàn cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/5, có sàn thì 24/7, có sàn không hỗ trợ Tiếng Việt, có sàn hỗ trợ Tiếng Việt…
- Đào tạo: một số forex broker cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu, các hội thảo về những kiến thức liên quan trực tiếp đến giao dịch, đến thị trường…
Phân loại forex broker
Hiện nay trên thị trường, các forex broker được phân loại thành 2 nhóm: DD – Dealing Desk (Bàn giao dịch) và NDD – No Dealing Desk (Không có bàn giao dịch) và trong 2 nhóm này lại phân chia thành 3 loại nữa, đó là MM – Market Maker, STP – Straight Through Processing và ECN (Electronic Communication Network).
Mỗi loại forex broker sẽ khác nhau về cách thức thực hiện lệnh, về các báo giá (spread), về chi phí giao dịch… từ đó có những ưu/nhược điểm riêng, không ai giống ai.
Để tìm hiểu rõ hơn về các loại sàn forex, các bạn tham khảo các bài viết sau:
- Sàn STP là gì?
- Sàn ECN là gì?
Các tiêu chí lựa chọn forex broker/sàn forex uy tín
Việc lựa chọn một forex broker uy tín, phù hợp với nhu cầu và cung cấp các điều kiện giao dịch tốt nhất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của bạn trên thị trường. Hơn nữa, việc đầu tư vào thị trường forex hiện nay vẫn chưa được Pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ, chính vì thế lựa chọn một sàn forex uy tín và minh bạch về pháp lý, các bạn sẽ được các cơ quan quản lý ngành forex hàng đầu Thế giới bảo vệ quyền lợi cho mình.
Một số tiêu chí để lựa chọn sàn forex như:
- Tính pháp lý
- Sản phẩm và tài khoản giao dịch
- Nền tảng/phần mềm giao dịch
- Spread, đòn bẩy, phí hoa hồng
- Các hình thức nạp/rút tiền
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Tuổi đời của sàn, các giải thưởng…
Để tìm hiểu rõ hơn về các tiêu chí này, các bạn có thể tham khảo bài viết Các sàn forex tốt nhất 2020 và các tiêu chí đánh giá.
Hiện nay có hơn 300 forex broker đang hoạt động trên thị trường, có những sàn uy tín nhưng cũng có những sàn không uy tín. Việc của bạn là lựa chọn một trong số những sàn uy tín đó, đăng ký tài khoản giao dịch và bắt đầu tham gia vào thị trường. Lưu ý: Mỗi forex broker đều có các chính sách và quy định khác nhau về các điều kiện giao dịch, ký quỹ hay nạp rút tiền, trước khi quyết định chọn bất kỳ một sàn forex nào phải đọc thật kỹ các điều khoản đó để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra cho tài khoản của bạn.