Các cặp tiền tệ trong forex. Nên giao dịch cặp tiền nào?

Trong đầu tư forex, các cặp tiền tệ chính là hàng hóa để nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán trên thị trường. Với các nhà đầu tư mới tham gia forex thường quan tâm tìm hiểu đến các vấn đề cơ bản như phân tích kỹ thuật, quản lý vốn…. Tất nhiên, đây là những vấn đề mà bất cứ trader nào cũng phải biết vì chúng là nền tảng, cốt lõi trong đầu tư ngoại hối. Nhưng ngoài những vấn đề kể trên, việc tìm hiểu các cặp tiền tệ cũng liên quan mật thiết tới các sản phẩm hàng hóa bạn giao dịch. Đồng thời cũng giúp bạn dễ dàng thành công và hạn chế rủi ro hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các cặp tiền tệ trong forex thông qua bài viết sau đây bạn nhé.

Tỷ giá là gì?

Giao dịch trên thị trường forex là việc mua một ngoại tệ và bán một ngoại tệ khác cùng lúc, đứng trên góc nhìn khác thì đây được xem là hình thức đầu cơ vào tỷ giá các cặp ngoại tệ. 

Tỷ giá là gì?

Tỷ giá hối đoái (hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ/tỷ giá forex) là tỷ giá của đồng tiền này dùng để trao đổi với một đồng tiền khác. Chúng được coi là giá cả đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền của quốc gia khác, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

Cặp ngoại tệ được biểu diễn bằng ký hiệu của 2 loại ngoại tệ đó, ví dụ như cặp đồng Euro và đồng Đô la Mỹ sẽ được ký hiệu EUR/USD, đồng tiền đứng trước là đồng tiền cơ bản, đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá. Ví dụ, tỷ giá của cặp EUR/USD là 1.10452, điều này có nghĩa là 1 EUR = 1.10452 USD, hay để mua 1 EUR thì cần có 1.10452 USD.

Các cặp tiền tệ trong forex

Trong giao dịch forex, người ta chia các cặp tiền thành 3 nhóm: cặp tiền chính, cặp tiền chéo và cặp tiền ngoại lai.

Cặp tiền chính (Major Pair)

Cặp tiền chính là cặp tiền được kết hợp từ đồng Đô la Mỹ và đồng tiền của một quốc gia hoặc một khu vực có nền kinh tế mạnh trên Thế giới như Châu Âu, Úc, Nhật Bản…

Có 7 cặp tiền tệ được xếp vào nhóm này, bao gồm: EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, AUD/USD, USD/CAD, USD/CHF và NZD/USD. Đây cũng là các cặp tiền có khối lượng giao dịch lớn nhất trong số tất cả các cặp tiền đang được niêm yết trên thị trường. Chính vì thế, mức phí chênh lệch spread của 7 cặp tiền tệ chính thường rất dễ chịu, thích hợp cho những trader nào giao dịch lướt sóng hoặc giao dịch ngắn hạn trong ngày.

Các cặp tiền này sở dĩ được giao dịch nhiều nhất là do sự có mặt của đồng Đô la Mỹ – đồng tiền của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, là phương tiện thanh toán cho giao thương hàng hóa toàn cầu. Trong khi đó, các đồng tiền còn lại đều thuộc những quốc gia phát triển, tần suất giao dịch lớn, mua vào bán ra liên tục nên có tính thanh khoản cao.

Xem thêm:  Chỉ số PMI là gì? Cách đọc PMI trên Lịch kinh tế

Đến đây, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao một quốc gia có nền kinh tế mạnh mẽ như Trung Quốc mà đồng Nhân dân tệ (CNY) lại không được xếp vào nhóm các cặp tiền chính, mặc dù khối lượng giao dịch của cặp USD/CNY cũng khá lớn? Bởi vì các đồng tiền trong cặp tiền tệ chính phải là các đồng tiền được tự do giao dịch, không có bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ đối với dòng vốn vào và ra. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Trung Quốc lại sử dụng chính sách neo đồng nội tệ trong một biên độ giới hạn với đồng USD (dao động trong khoảng 6- 7 CNY/ USD), nên đồng CNY không được xét đến nhiều trên phương diện giao dịch forex.

Cặp tiền chéo (Cross Pair)

Là cặp tiền được kết hợp bởi 2 đồng tiền phổ biến của những nền kinh tế mạnh nhưng không chứa đồng Đô la Mỹ. Có 7 đồng tiền phổ biến được kết hợp với nhau tạo ra các cặp tiền chéo, đó là: EUR, CAD, CHF, AUD, GBP, JPY, NZD.

Euro Crosses Yen Crosses Pound Crosses Other Crosses
EUR/CHF EUR/JPY GBP/CHF AUD/CHF
EUR/GBP GBP/JPY GBP/AUD AUD/CAD
EUR/CAD CHF/JPY GBP/CAD AUD/NZD
EUR/AUD CAD/JPY GBP/NZD CAD/CHF
EUR/NZD AUD/JPY NZD/CHF
  NZD/JPY NZD/CAD

Đôi lúc, các cặp tiền có mặt của HKD (Đô la Hồng Kông) hay SGD (Đô la Singapore) như AUD/SGD, EUR/HKD, CHF/SGD…cũng được xếp vào nhóm này.

Dù không có đồng Đô la Mỹ nhưng các cặp tiền này vẫn có khối lượng giao dịch khổng lồ và được nhiều trader yêu thích, nhờ biên độ dao động lớn tiêu biểu như GBPJPY hay EURGBP. Ngoài ra, các cặp tiền chéo được giao dịch rộng rãi nhất gồm: EUR/JPY, GBP/JPY, AUD/JPY và NZD/JPY, các cặp này tuy spread không thể tốt hơn các cặp tiền chính nhưng spread của nó cũng khá thấp, đặc biệt tại các sàn forex uy tín.

Cặp tiền ngoại lai (Exotic Pair)

Là các cặp tiền được kết hợp từ một loại tiền tệ chính như EUR hoặc USD với một loại tiền tệ của một nền kinh tế nhỏ hoặc mới nổi như ZAR (Rand Nam Phi), THB (Baht Thái Lan), MXN (Peso Mexico), DKK (Krone Đan Mạch), SEK (Krona Thụy Điển), NOK ( Krone Na Uy), TRY (Lia Thổ Nhĩ Kỳ)…

Một số cặp tiền tệ ngoại lai đang giao dịch trên thị trường như EUR/NOK, EUR/SEK, USD/TRY, USD/THB, USD/NOK…

Các cặp này rất ít được nhà đầu tư quan tâm vì tính không phổ biến và chi phí giao dịch rất lớn (spread cao nhất trong số các loại tiền tệ)

Cặp tiền ngoại lai

Spread trên hình có đơn vị là pipet, nếu quy ra pip thì chia cho 10. Ví dụ, spread của cặp AUD/USD sẽ là 0.2 pips. Spread của cặp EUR/USD thường là bằng 0. Tại các sàn forex uy tín như Exness hay IC Markets thì mức spread trên các cặp tiền chính và chéo là rất thấp.

Xem thêm:  Stop loss là gì? Tại sao lệnh cắt lỗ quan trọng với trader?

Một số lưu ý khi giao dịch các cặp tiền trong forex

Cách viết các cặp tiền trong phần mềm giao dịch

Ký hiệu chuẩn của các cặp tiền tệ trên thị trường là EUR/USD, USD/CAD… các đồng tiền được ngăn cách nhau bởi dấu “/”, nhưng trong phần mềm giao dịch MT4, các đồng tiền được viết liền với nhau, ví dụ EURUSD, USDCAD… Dù vậy thì đồng tiền đứng trước vẫn là đồng tiền cơ bản và đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá, các bạn nhé.

Tên viết tắt và ký hiệu của đồng tiền các quốc gia

Đồng tiền của mỗi quốc gia có tên viết tắt khác nhau. Những từ viết tắt đó có thể là các chữ cái đầu tiên của tên quốc gia nhưng cũng có thể không tuân theo một quy tắc nào cả.

Ví dụ: USD là viết tắt của United States Dollar, trong đó US là viết tắt của tên quốc gia và D là viết tắt của tên đồng tiền (Dollar)

HKD là tên viết tắt của Hong Kong Dollar, hay đơn cử như VND của chúng ta thì được viết tắt của Viet Nam Dong hay KRW là viết tắt của Korean Won…

CHF là đồng Franc của Thụy Sĩ, nhưng CH lại không được tạo thành từ tên của quốc gia này, đáng lẽ phải là SW vì tên của Thụy Sĩ trong tiếng Anh là Switzerland nhưng CH lại là viết tắt của tên Thụy Sĩ trong tiếng Latinh, Confoederatio Helvetica

Mỗi loại tiền tệ cũng được ký hiệu khác nhau, như USD thì có ký hiệu là $, EUR thì có ký hiệu là €, GBP có ký hiệu là  £

Ghi nhớ tên viết tắt và ký hiệu giúp các bạn không bị nhầm lẫn khi giao dịch các cặp tiền trong forex cũng như khi đọc các bài phân tích hay đánh giá, các thông tin thị trường, báo cáo… có sử dụng các từ viết tắt và các ký hiệu này.

Tiền tệ Viết tắt (Mã) Ký hiệu
Đô la Mỹ USD $
Đô la Canada CAD C$
Đô la New Zealand NZD NZ$
Đô la Úc AUD A$, AU$
Euro EUR
Đồng yên Nhật JPY ¥
Franc Thuỵ Sỹ CHF Fr, SFr
Đồng Bảng Anh GBP £


Từ lóng hay tên gọi khác của các loại tiền tệ

Thường thì trong các bài phân tích hay trong những cuộc nói chuyện của các trader chuyên nghiệp, các bạn sẽ thấy họ rất hay sử dụng các từ lóng hay tên gọi khác của các cặp tiền tệ phổ biến mà không sử dụng tên chính thức của nó.

Một vài tên gọi đặc biệt của các cặp tiền tệ thường gặp như

  • GBP/USD (Cab hay Cable): tên gọi này xuất hiện từ năm 1858, bắt nguồn từ một dây cáp được đặt xuyên Đại Tây Dương để kết nối giữa 2 sàn giao dịch của Anh và Mỹ
  • EUR/USD (Fiber): Fiber cũng là tên của một loại cable mà Châu Âu sử dụng để nâng cấp đường dây truyền tin nhằm nắm bắt các tin tức thị trường một cách nhanh chóng hơn
  • NZD/USD (Kiwi): đơn giản vì Kiwi là loài chim Quốc điểu của New Zealand
  • USD/CHF (Swissy): từ này có nghĩa là con người Thụy Sĩ
  • USD/CAD (Loonie): đây là tên của một loài chim được in trên đồng tiền Canada
  • USD/JPY (Ninja): đơn giản vì Ninja đến từ Nhật Bản
Xem thêm:  Phân tích cơ bản là gì?

Khi nhắc đến các tên này thì phải hiểu là đang nhắc đến cặp tiền chứ không phải là một loại tiền tệ đơn lẻ. Ví dụ như nói giá của Kiwi đang tăng thì điều này có nghĩa là tỷ giá NZD/USD đang tăng hay đồng NZD đang tăng giá so với USD.

Một số cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất

Trong số tất cả các cặp tiền chính và chéo thì có 4 cặp tiền được yêu thích và giao dịch nhiều nhất, đó là EUR/USD, GBP/USD, USD/CHF và USD/JPY 

  • EUR/USD: không có gì bàn cãi khi cặp tiền này là sự kết hợp giữa 2 khu vực kinh tế lớn nhất nhì Thế giới (Mỹ và Châu Âu). Cặp tiền này có rất nhiều lợi thế trong giao dịch  nhờ mức chênh lệch spread thấp, khối lượng giao dịch lớn, nên có tính thanh khoản cao, gần như là cao nhất trong thị trường forex. Ngoài ra, cả EUR và USD đều bắt nguồn từ 2 nền kinh tế mạnh nhất thế giới, nên các thông tin liên quan tới 2 loại tiền tệ này đều luôn được cập nhật hàng ngày, giúp trader thuận tiện theo dõi hơn.

EUR/USD

  • GBP/USD: đây là cặp tiền tệ có thể nói là lâu đời nhất và được giao dịch một cách tích cực nhất. Cặp tiền tệ này có biến động khá lớn tạo ra nhiều cơ hội sinh lời cho nhà đầu tư. Đây cũng là cặp tiền phổ biến nên việc tìm kiếm các thông tin để phục vụ đầu tư cũng là điều hết sức dễ dàng

GBP/USD

  • USD/CHF: là một cặp được xếp vào danh sách các cặp tiền tệ được giao dịch phổ biến nhất trong thị trường forex do mối quan hệ thương mại lớn mạnh giữa Mỹ và Thụy Sĩ, đồng thời Thụy Sĩ đang là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn nhất Thế giới

USD/CHF

  • USD/JPY: cặp này thì hoàn toàn xứng đáng nằm trong danh sách các cặp được giao dịch phổ biến nhất vì bản thân Nhật Bản là một cường quốc về tài chính toàn cầu nên sự quan tâm của nhà đầu tư đến đồng tiền này là rất lớn.

USD/JPY

Nắm được khái niệm cũng như thông tin cơ bản về các cặp tiền tệ giúp các bạn tạo một nền tảng vững chắc khi tham gia vào thị trường forex. Bên cạnh đó, để có thể hiểu rõ hơn nữa về các loại tiền tệ cũng như các yếu tố có thể làm biến động đến tỷ giá, các bạn nên thường xuyên theo dõi các thông tin trên thị trường, các chỉ số kinh tế (GDP, CPI, lãi suất…) các cuộc họp hay chính sách của các ngân hàng trung ương các quốc gia (FED, BoE…) để kịp thời phản ứng với những biến động đó. Không nên giao dịch quá nhiều cặp tiền tệ mà hãy tập trung giao dịch những cặp nào mà các bạn hiểu rõ về nó nhất, tự tin nhất để hạn chế rủi ro và mang về lợi nhuận tối đa nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *