Mô hình nến Hammer – Nến Búa là gì?

Mô hình nến đảo chiều là một công cụ rất đắc lực đối với các trader phân tích kỹ thuật, hay đúng hơn là các trader theo trường phái phân tích hành động giá price action. Ở bài viết Các mô hình nến đảo chiều CỰC MẠNH trong forex, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn rất nhiều candlestick patterns như nến Doji, Sao Mai, Sao Hôm, Hammer, Hanging Man, Bullish/Bearish Engulfing… nhưng chưa hướng dẫn các bạn cách giao dịch hiệu quả nhất với các mô hình nến này. Mở đầu cho chuỗi bài viết về các candlestick patterns, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn mô hình nến người treo cổ – Hanging Man và lần này tiếp tục sẽ là một mô hình khác, trái ngược với Hanging Man, đó là mô hình nến Hammer.

Hammer là gì? Giao dịch với mô hình nến Hammer thế nào cho hiệu quả? thì trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Mô hình nến Hammer là gì?

Hammer là một mô hình nến đảo chiều tăng, xuất hiện vào cuối một xu hướng giảm, dự báo khả năng tạo đáy của xu hướng giảm đó.

Hammer là mô hình đảo chiều đơn, chỉ bao gồm một cây nến tín hiệu và cây nến này có hình dạng giống như cây búa nên mô hình này còn được gọi là mô hình nến Búa.

  • Đặc điểm của nến Hammer.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

  • Thân nến ngắn, có thể là nến tăng hoặc giảm. Nhưng với mô hình đảo chiều tăng thì Hammer là một cây nến màu xanh sẽ cho tín hiệu đảo chiều mạnh hơn.
  • Bóng nến trên rất ngắn hoặc không có.
  • Bóng nến dưới dài. Độ dài yêu cầu của bóng nến dưới đối với mô hình nến Hammer phải ít nhất là gấp 2 lần thân nến.

Thoạt đầu, chúng ta có thể thấy ngay là nến Hammer khá giống với nến Dragon-fly Doji (Doji chuồn chuồn). Tuy nhiên, nến Hammer có thân nến dài hơn, nến Doji có giá đóng cửa bằng hoặc gần bằng với giá mở cửa nên thân nến gần như một đường thẳng.

  • Ý nghĩa của phiên giao dịch hình thành nến Hammer

Ở thời gian đầu của phiên giao dịch, phe bán dường như chiếm ưu thế hơn khi liên tục ép giá xuống rất sâu. Nhưng ngay sau đó, một áp lực mua xuất hiện mạnh hơn, đẩy giá lên lại và duy trì cho đến cuối phiên. Điều này dẫn đến kết quả là bóng nến dưới rất dài, thị trường thể hiện sự từ chối giá xuống. Bóng nến dưới càng dài thì lực mua càng mạnh. Lực bán dần yếu đi, phe mua có nhiều ưu thế hơn ở phiên giao dịch sau.

Vậy thì, một câu hỏi đặt ra ở đây, đó là: Nguyên nhân nào dẫn đến lực bán đang rất mạnh bỗng yếu đi hay áp lực mua do đâu mà có? Thực tế, bản thân một cây nến không thể kể nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Câu hỏi này sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo, khi chúng ta gắn Hammer vào một mô hình nến cụ thể, hay nói cách khác là gắn nó vào một diễn biến cụ thể hơn trên thị trường. 

Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Hammer

Mỗi cây nến Hammer có đặc điểm như đã được trình bày ở phần trên. Trong thực tế, nến Hammer là một dạng nến rất phổ biến nên tần suất xuất hiện của nó khá cao. Tuy nhiên, để Hammer trở thành một mô hình nến đảo chiều thì nó phải nằm trong một bối cảnh thị trường nhất định. Đặc biệt, Hammer là mô hình đảo chiều tăng thì trader chỉ nên áp dụng mô hình này khi thị trường đi xuống rõ ràng, tuyệt đối không giao dịch với mô hình này khi thị trường đi ngang.

Xem thêm:  Stochastic Oscillator là gì? Cách giao dịch hiệu quả

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

  • Nến Hammer xuất hiện trong một xu hướng giảm và cũng là cây nến tạo đáy của xu hướng đó.
  • Trước nến Hammer, thường có ít nhất từ 2-3 phiên giao dịch giảm giá. Tuy nhiên, điều kiện này không cần thiết, quan trọng nhất vẫn là một xu hướng giảm rõ ràng trước khi nến Hammer xuất hiện. 
  • Cây nến ngay phía sau Hammer là một cây nến tăng thì tín hiệu đảo chiều càng mạnh hơn.

Nếu các bạn đã đọc bài viết Mô hình nến Hanging Man là gì? thì sẽ dễ dàng nhận ra 2 mô hình nến này hoàn toàn trái ngược nhau. Cây nến tín hiệu vẫn là nến búa Hammer. Tuy nhiên, mô hình Hanging Man xuất hiện vào cuối một xu hướng tăng và là mô hình nến đảo chiều giảm; còn Hammer xuất hiện vào cuối xu hướng giảm, là mô hình nến đảo chiều tăng. Vị trí xuất hiện của nến búa Hammer sẽ quyết định đến loại mô hình nến mà nó hình thành. Mỗi mô hình nến sẽ mang một ý nghĩa nhất định và cách giao dịch cũng khác nhau. Vì thế, việc nhận dạng mô hình rất quan trọng, giúp các bạn tránh được sai lầm khi giao dịch.

Tâm lý thị trường đằng sau mô hình nến Hammer

Xu hướng giảm mạnh trước khi cây nến Hammer xuất hiện chứng tỏ phe bán lúc này đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Mở đầu phiên giao dịch hình thành nến Hammer, phe bán tiếp tục đẩy giá xuống thấp hơn nhờ “dư chấn” của lực bán trước đó. Khi giá đạt điểm cực đại, những người đã có lợi nhuận từ xu hướng giảm trước đó bắt đầu chốt lời, đồng thời số còn lại đang đứng ngoài thị trường nhảy vào với lực mua lớn hơn nhằm đón đầu một xu hướng mới, kéo giá lên lại, làm cho bóng nến dưới của nến Hammer rất dài. Tuy nhiên, vì lực bán trước đó rất mạnh nên phe mua chưa thể làm chủ hoàn toàn ở phiên giao dịch này, giá được kéo lên gần với mức giá mở cửa và duy trì cho đến cuối phiên. Kết quả là phần thân nến Hammer khá ngắn.

Khi nến Hammer hoàn thành, lúc này vẫn chưa xác định được giá sẽ đi theo hướng nào. Có thể lực mua sẽ mạnh hơn và đẩy giá lên cao, xu hướng cũ bị phá vỡ, hoặc cũng có thể đây chỉ là sự tạm nghỉ để dồn lực của phe bán, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Đây là một ngưỡng giá khá nhạy cảm.

Trường hợp 1: Ngay sau nến Hammer là một cây nến tăng. Những người đã bán ra ở mức giá mở cửa hoặc đóng cửa của nến Hammer sẽ bị thua lỗ. Nếu đó là một phiên tăng giá mạnh, xu hướng giảm phía trước đã bị bẻ gãy. Những người này sẽ có xu hướng đóng lệnh để hạn chế thua lỗ (hoặc bị quét stop loss), ngược lại, những người đã mua vào ở các mức giá đó đang có lợi nhuận, số khác nhảy vào thị trường với kỳ vọng giá đảo chiều. Và kết quả là áp lực mua tăng lên, giá càng tăng cao hơn, thị trường chính thức đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình Hammer xảy ra đúng.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Trường hợp 2: Ngay sau nến Hammer là cây nến giảm. Ngược lại với trường hợp trên, những người đã bán ra tại các mức giá của nến Hammer đang có lợi nhuận nên sẽ vẫn tiếp tục giữ lệnh, những người ở ngoài thị trường nhảy vào để tìm kiếm lợi nhuận, cộng thêm lực bán từ xu hướng giảm trước đó làm cho áp lực bán càng tăng hơn. Thị trường tiếp tục xu hướng giảm ban đầu. Mô hình Hammer đã không xảy ra.

Xem thêm:  Nến Doji là gì? Các biến thể của nến Doji

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Về lý thuyết là như thế, nhưng trên thực tế, màu sắc của cây nến xác nhận không quyết định đến việc mô hình nến Hammer có xảy ra đúng hay không. Tuy nhiên, như đã nói, nó sẽ làm cho tín hiệu đảo chiều được củng cố lại, khả năng mô hình đi đúng kỳ vọng có xác xuất cao hơn.

Lưu ý: Đối với mô hình nến Hanging Man, màu sắc của cây nến xác nhận có vai trò quan trọng hơn so với mô hình nến Hammer.

Cách vào lệnh với mô hình nến Hammer

Thông thường, khi các bạn bắt đầu tìm hiểu về cách giao dịch với mô hình nến Hammer, đa số câu trả lời sẽ là vào lệnh tại điểm ứng với 50% chiều dài của nến Hammer. Cách vào lệnh này sẽ giúp bạn mang về nhiều lợi nhuận hơn (nếu mô hình xảy ra đúng). Tuy nhiên, với một trader mới, chúng tôi khuyến khích các bạn nên cẩn trọng hơn, chắc chắn hơn.

Có 3 cách để vào lệnh với mô hình nến Hammer:

  • Vào lệnh tại điểm ứng với 50% chiều dài nến Hammer
  • Vào lệnh sau khi phiên giao dịch hình thành nến Hammer kết thúc
  • Vào lệnh sau khi có sự xác nhận của cây nến ngay sau nến Hammer

Chúng ta hãy cùng so sánh 3 cách vào lệnh trên qua ví dụ sau:

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Với lệnh Buy 1, các bạn sẽ mua được với giá khoảng 0.69110, lệnh Buy 2 là 0.69240 và lệnh Buy 3 là 0.69550. Vào lệnh theo cách thứ nhất sẽ mang về nhiều lợi nhuận nhất, cách thứ hai lợi nhuận bị giảm đi 13 pips, cách thứ 3 bị giảm đi 44 pips so với cách thứ nhất. 

Nến xác nhận là một cây nến tăng với lực rất mạnh, điều này chứng tỏ phe mua đã mạnh lên, lực bán yếu đi, xác suất giá đảo chiều là rất cao và giá sẽ càng tăng lên cao hơn nữa. Với cách vào lệnh thứ ba, lợi nhuận mặc dù có giảm đi, nhưng đổi lại là một lệnh chắc chắn hơn, tiềm năng lợi nhuận phía sau cũng không phải ít.

Nếu muốn mạo hiểm hơn, các bạn có thể vào lệnh với cách thứ 2, là vào lệnh khi nến Hammer vừa kết thúc, nhưng cần kết hợp với các công cụ, phương pháp khác để xác nhận lại tín hiệu đảo chiều một cách chắc chắn hơn.

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Hammer

Phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 2 cách giao dịch với mô hình nến Hammer hiệu quả nhất. Các bạn có thể áp dụng cách vào lệnh thứ 2 ở phần trên để đạt lợi nhuận tối ưu hơn. Hai chiến lược mà chúng tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây chính là kết hợp mô hình nến Hammer với những công cụ được sử dụng phổ biến, đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả trên thị trường forex.

Mô hình nến Hammer kết hợp hỗ trợ/kháng cự.

Nếu nến Hammer xuất hiện tại các vùng giá quan trọng như hỗ trợ/kháng cự thì khả năng giá đảo chiều sẽ cao hơn.

Cách giao dịch:

  • Xác định xu hướng chung của thị trường là đang giảm
  • Chờ đợi sự hình thành của nến Hammer
  • Quan sát vùng giá mà nến Hammer hình thành, nếu nến Hammer nằm trong vùng giá quan trọng thì khả năng mô hình đảo chiều cao.
  • Vào lệnh Buy ngay khi nến Hammer đóng cửa. Đặt stop loss ngay dưới bóng nến của nến Hammer.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Tại vùng giá mà nến Hammer xuất hiện, trước đó, thị trường đã từng từ chối giá xuống, chứng tỏ đây là một ngưỡng hỗ trợ mạnh, khả năng giá sẽ quay đầu khi tiến đến vùng giá này. Và kết quả là thị trường đã đảo chiều (như hình).

Xem thêm:  Các mô hình nến đảo chiều CỰC MẠNH trong forex

Nếu các bạn chờ đợi cây nến xác nhận hình thành rồi mới vào lệnh thì giá vẫn đi đúng như kỳ vọng, nhưng khi kết hợp với tín hiệu giao dịch từ vùng hỗ trợ, các bạn có thể tự tin để vào lệnh quyết đoán hơn, mang về nhiều lợi nhuận hơn.

Mô hình nến Hammer kết hợp chỉ báo RSI

RSI là một trong những chỉ báo kỹ thuật cung cấp tín hiệu đảo chiều, rất được ưa chuộng bởi các trader chuyên nghiệp.

Xem lại RSI là gì? Cách giao dịch với RSI hiệu quả.

Cách giao dịch

  • Xác định xu hướng chung của thị trường là một xu hướng giảm
  • Khi nến Hammer hình thành, quan sát chỉ báo RSI ngay phía dưới biểu đồ giá. Nếu RSI rơi vào vùng quá bán thì khả năng cao là giá sẽ đảo chiều tăng.
  • Vào lệnh tại mức giá đóng cửa của nến Hammer và stop loss phía dưới bóng nến của nến Hammer. 

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

70-30 là ngưỡng quá mua/quá bán thường được sử dụng đối với chỉ báo RSI. Tuy nhiên, ngưỡng này cũng cung cấp khá nhiều các tín hiệu gây nhiễu. Chính vì thế, chúng tôi sử dụng 80-20 để xác suất giá đảo chiều được cao hơn.

RSI là một chỉ báo nhanh, vì thế khi RSI rơi vào vùng quá bán và bắt đầu đi lên lại cắt ngưỡng 20 thì cũng là lúc phiên giao dịch hình thành nến Hammer vừa kết thúc. Nếu vào lệnh ngay lúc này thì độ trễ khá thấp, các bạn sẽ mang về nhiều lợi nhuận hơn.

Ngoài RSI hay ngưỡng hỗ trợ/kháng cự thì còn rất nhiều công cụ và phương pháp khác mà các bạn có thể sử dụng kết hợp với mô hình nến Hammer khi phân tích như Fibonacci, đường trung bình trượt MA…

Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình nến Hammer

  • Cây nến xác nhận ngay sau nến Hammer là cây nến tăng nhưng thị trường vẫn tiếp tục xu hướng giảm ngay sau đó.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Như đã nói, mặc dù sự xác nhận của cây nến phía sau nến Hammer sẽ càng làm tăng độ tin cậy cho mô hình, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định. Các bạn cần phải quan sát thị trường một cách tổng quát nhất, kết hợp với các công cụ phân tích khác để nhận định chính xác hơn.

  • Bóng nến dưới của nến Hammer càng dài thì mô hình càng đáng tin cây.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Ở hình trên, bóng nến dưới của nến Hammer đủ dài để thỏa mãn điều kiện của một cây nến Hammer nhưng phần bóng nến này chưa thể vượt ra khỏi phạm vi của các mức giá trước đó. Mặc dù ngay sau nến Hammer là cây nến tăng, nhưng mô hình Hammer vẫn không xảy ra. Vì thế, phần bóng nến của Hammer cũng là một tín hiệu quan trọng, xác lại nhận khả năng đảo chiều của mô hình.

  • Khối lượng cũng là một trong những yếu tố cần xem xét. Nếu phiên giao dịch hình thành nến Hammer có khối lượng giao dịch lớn, chứng tỏ sự cạnh tranh giữa 2 phe rất khốc liệt, cảnh báo thị trường sau đó sẽ biến động mạnh. Mặc khác, nếu trước khi nến Hammer xuất hiện, khối lượng giao dịch thấp, chứng tỏ lực bán đang dần yếu đi thì mô hình nến Hammer càng có khả năng đảo chiều cao hơn

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích nhất về mô hình nến Hammer và cách giao dịch hiệu quả với mô hình này. Hammer hay bất kỳ một mô hình nến nào cũng không phải là một hệ thống giao dịch hoàn hảo. Các bạn nên tích lũy thêm nhiều kiến thức về các công cụ khác nhau như chỉ báo kỹ thuật hay các phương pháp phân tích hành động giá price action để xây dựng được hệ thống giao dịch hoàn chỉnh hơn, đồng thời tạo được phong cách riêng cho mình.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *