Áp dụng nút thắt cổ chai Bollinger Band trong giao dịch
Nút thắt cổ chai Bollinger Band là gì? Đây là một thuật ngữ của một chiến lược giao dịch trung gian, dùng để xác định điểm bứt phá, tăng hoặc giảm của xu hướng giá. Có thể thấy nút thắt cổ chai Bollinger Band là một chiến lược rất cần thiết. Cùng sanforex tìm hiểu về nó cũng như cách sử dụng chiến lược này nhé!
Người tạo ra Bollinger Band là John Bollinger, nút thắt cổ chai Bollinger Band hay có thể gọi là Bollinger Band Squeeze, xuất hiện khi giá có xu hướng giảm và Dải Bollinger Band dần thu nhỏ lại. Thời điểm chỉ xảy ra những điều chỉnh nhỏ chúng ta gọi là tích lũy, tiếp sau đó tùy thuộc vào mức độ sẽ có biến động cao hoặc thấp.
Để nhận biết tín hiệu biến động tăng/giảm của giá, bạn sẽ nhìn vào điều chỉnh kích cỡ của dải Bollinger Band. Khi xuất hiện nút thắt cổ chai Bollinger Band, đánh dấu sự chấm dứt dải (Bank Break) và hình thành xu hướng mới, cụ thể:
Giai đoạn Squeeze (Thu hẹp) và vượt lên trên Upper Band (Dải trên) thể hiện một xu hướng tăng giá đang hình thành.
Giai đoạn Squeeze (Thu hẹp) và phá vỡ Lower Band (Dải dưới) thể hiện xu hướng giảm giá đang bắt đầu.
Thiết lập chiến lược nút thắt cổ chai Bollinger Band
Để có thể hiểu hết về Bollinger Band Squeeze, hãy cùng tìm hiểu một vài chỉ số chính trong chiến lược hữu ích này.
Thứ nhất, chúng ta cần đến biểu đồ giá hằng ngày và thiết lập mặc định dải Bollinger Band ở mức 20 kỳ kèm 2 độ lệch chuẩn. Trong quá trình giao dịch, bạn vẫn có thể điều chỉnh sao cho thích hợp với các tài sản mình muốn đầu tư. Thiết lập bao gồm:
Bollinger Band hình thành với đường SMA 20 ngày dựa theo giá đóng cửa.
Cài đặt 2 độ lệch chuẩn đối với đường trung bình động dải trên (Upper Band) và dải dưới (Lower Band).
Khi độ biến động mở rộng, các dải vượt ra khỏi đường trung bình. Ngược lại khi độ biến động thu hẹp, nó sẽ hướng vào đường trung bình.
Bên cạnh đó, một chỉ báo khác mà bạn có thể kết hợp với Bollinger Band Squeeze đó là Bollinger BandWidth. Đây là chỉ báo đo lường khoảng cách các dải Bollinger Band. Nói cách khác, nó biểu thị giá trị của dải trên trừ giá trị dải dưới.
Một minh họa để bạn rõ hơn đó là khi cổ phiếu có giá cao hơn sẽ có chỉ số BandWidth cao hơn với một cổ phiếu có giá thấp hơn. Ví dụ, giá cổ phiếu là 100 và BandWidth là 5 thì BandWidth lúc này sẽ thuộc 5% giá.
Hoặc giá là 20, BandWidth là 1 thì BandWidth cũng là 5% giá.
Sử dụng nút thắt cổ chai Bollinger Band như thế nào?
Những bước cơ bản để sử dụng đúng Bollinger Band Squeeze trong giao dịch
Bollinger Band Squeeze là một chiến lược giao dịch khá dễ dàng cho các nhà giao dịch nhưng lại mang nhiều lợi ích.
Trong những bước đầu, chúng ta xác định cặp tiền tệ, chứng khoán có Bollinger Band co lại và chỉ số BandWidth ở mức thấp. Thích hợp nhất chính là chỉ số BandWidth đã ở mức thấp trong vòng 6 tháng.
Tiếp theo, bạn chờ đợi sự kết thúc (Band Break) khi giá phá vỡ dải Bollinger Band (Dải trên hoặc dưới đều được). Lúc này xu hướng đang hình thành một hành động giá mới:
Nếu Band Break trên Upper Band (Dải trên) thể hiện sự tăng giá.
Ngược lại, nếu Band Break ở Lower Band (Dải dưới) thể hiện sự giảm giá.
Bạn nên chú ý rằng việc các dải Bollinger Band co lại thì sẽ không chắc chắn bất kỳ điều gì. Điều này chỉ cho thấy sự điều chỉnh xu hướng sẽ mạnh mẽ hơn, chuẩn bị cho một động thái giảm hoặc tăng. Và khi Band Break đi theo hướng nào thì ta mới xác định chắc chắn được.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ quan tâm đến chỉ báo BandWidth. Cụ thể là:
Bollinger Band nút thắt cổ chai sẽ hình thành trên biểu đồ giá.
Chọn BandWidth ở mức thấp nhất trong vòng 6 tháng trở lại.
Chờ sự phá vỡ của giá trên Upper Band hoặc dưới Lower Band.
Kết hợp với phân tích biểu đồ
Tuy để sử dụng dải nút thắt cổ chai Bollinger Band rất dễ nhưng để tăng tính hiệu quả, nhà giao dịch nên kết hợp với phân tích biểu đồ hằng ngày để đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
Ví dụ: Khi một sự bứt phá trên phạm vi kháng cự có thể dùng để nhận định Band Break trên Upper Band. Ngược lại, nếu sự bứt phá dưới phạm vi hỗ trợ có thể dùng để xác định Band Break dưới Lower Band. Khi chưa có Band Break ở dải Bollinger Band thì bạn không thể chắc chắn được điều gì.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện chứng khoán Starbucks (SBUX) gồm 2 tín hiệu trong vòng 2 tháng. Sau khi đột ngột tăng vào tháng 3, chứng khoán đã củng cố và tăng phạm vi giao dịch. SBUX đã có Band Break vượt dải dưới 2 lần nhưng giữa tháng 3 thì không.
Dựa vào biểu đồ phân tích cơ bản, đã có sự hình thành của mô hình nêm giảm. Cụ thể nó xuất hiện trong xu hướng tăng của đầu tháng 3, nó thể hiện cho một sự tăng giá liên tiếp. SBUX tiếp đó đã phá vỡ dải trên (Upper Band) cùng phạm vị kháng cự để tiếp tục xu hướng tăng giá.
Sau khi phá vỡ trên 40, cũng trong phạm vi đó, BandWidth trở lại mức thấp nhất khi nút thắt cổ chai Bollinger Band hình thành và cổ phiếu lại bước vào thời điểm hợp nhất. Một mô hình khác là tăng giá và đi ngang hình thành cờ tăng giá ((Bull Flag) vào tháng Bảy.
Dù xu hướng tăng giá đang diễn ra, SBUX chưa bao giờ vượt qua dải trên hoặc phạm vi kháng cự. Ngược lại, SBUX đã phá vỡ dưới dải dưới và phạm vi hỗ trợ, khiến giá giảm mạnh.
Sử dụng thêm các chỉ báo kỹ thuật khác
Hạn chế của nút thắt cổ chai Bollinger Band là nó không đưa ra tín hiệu về xu hướng sau đó, vì vậy các nhà giao dịch nên sử dụng thêm các công cụ phân tích kỹ thuật để đưa ra dự đoán tiếp theo.
Bạn có thể sử dụng thêm các chỉ báo miễn phí được thiết lập sẵn trên nền tảng giao dịch ngoài phân tích biểu đồ. Ví dụ như MT4 giúp xác định tín hiệu lợi thế mua/ bán trong giai đoạn củng cố.
Những chỉ báo dao động (Momentum Oscillators) hay đường trung bình động sẽ không có tác động gì đến sự điều chỉnh giá. Bởi lẽ những chỉ báo này chỉ tạo ra tín hiệu nhiễu khi đi ngang động thái giá.
Vậy những chỉ báo, công cụ kỹ thuật nào sẽ có ích? Điển hình như các chỉ báo khối lượng:
Đường phân phối tích lũy (Accumulation Distribution Line)
Dòng tiền Chaikin (Chaikin Money Flow)
Chỉ số dòng tiền (Money Flow Index – MFI)
Khối lượng Cân bằng (On Balance Volume – OBV)
Những tín hiệu về tích lũy thể hiện cơ hội về một sự tăng giá đột ngột. Còn tín hiệu về phân phối thể hiện xu hướng giá giảm.
Biểu đồ minh họa thể hiện chứng khoán Lowes Companies (LOW) hình thành Bollinger Band Squeeze vào tháng 4/2011. Những Bollinger Band chuyển động đến khu vực hẹp nhất khi điều chỉnh giảm dần.
Chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF) thấp dần vào tháng 3 và âm trong tháng 4. Trước đó, chỉ báo này đã ở mức thấp dần từ tháng 1 và càng thấp hơn vào tháng 5. CMF âm cho thấy áp lực bán gia tăng, bạn có thể dự đoán một Band Break dưới mức hỗ trợ trên biểu đồ.
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện chứng khoán Intuit (INTU) với nút thắt cổ chai Bollinger Band trong tháng 9 và sự bứt phá trong tháng 10. Bên cạnh đó, chú ý rằng trong giai Bollinger Band Squeeze, chỉ báo On Balance Volume (OBV) luôn liên tục tăng, thể hiện xu hướng tích lũy trong tháng 9. Điều này hình thành áp lực mua hoặc cơ hội bứt phá trong tương lai.
Ở giai đoạn bứt phá, cổ phiếu đã ở mức mở cửa dưới Lower Band và đóng cửa trên dải. Lúc này, mô hình Piercing cũng đã xuất hiện, hay còn gọi là mô hình đảo chiều xu hướng tăng. Mô hình này mang tín hiệu của một sự bứt phá giá tăng.
The Head Fake
Cha đẻ của nút thắt cổ chai Bollinger Band cũng đã đề cập về “The Head Fake” – “Đầu giả” và khuyên các nhà giao dịch nên chú ý đến.
The Head Fake xuất hình khi giá bứt phá trong một phạm vi cụ thể, tiếp đó nó đảo chiều và chuyển động theo một hướng khác. The Head Fake giống như bẫy tăng giá, False Break, Bull trap hay Bear trap.
Mô hình Bullish Head Fake (tăng giá)
Hình thành cùng thời điểm với Bollinger Band Squeeze. Lúc này giá phá vỡ dải trên (Upper Band). Tuy nhiên, tín hiệu này không kéo dài mà lúc này giá sẽ nhanh chóng đổi chiều về phía dưới để phá vỡ Lower Band.
Mô hình Bearish Head Fake (giảm giá)
Ngược lại với mô hình Bullish Head Fake, mô hình này cũng sẽ xuất hiện cùng lúc với nút thắt cổ chai Bollinger Band. Tuy nhiên nó cũng sẽ không kéo dài mà lập tức di chuyển lên trên để bứt phá Upper Band.
Sau khi đọc hết bài viết về nút thắt cổ chai Bollinger Band, bạn có thể thấy không khó để có thể áp dụng nó vào việc xác định tín hiệu giao dịch. Thế nhưng nếu biết kết hợp Bollinger Band Squeeze với các chỉ báo, công cụ kỹ thuật khác sẽ giúp bạn dự báo chính xác hơn về xu hướng tăng/ giảm giá. Qa đó, ta có thể thấy đây là một chiến lược rất đáng để sử dụng. sanforex chúc các anh em thành công!