Hiện nay, có rất nhiều người quan tâm đến công nghệ Blockchain và muốn tìm hiểu về nó. Nhưng những thông tin về blockchain rất nhiều và có nhiều những vấn đề khó hiểu. Hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích Blockchain là gì để người đọc có cái nhìn khái quát nhất về Blockchain.
Blockchain là gì?
Blockchain là gì, đó là một cơ sở dữ liệu phân cấp thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian.
Mỗi khối thông tin có chứa thông tin về dữ liệu giao dịch, thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó kèm theo mã thời gian.
Blockchain được xây dựng để lưu trữ thông tin, chống lại việc gian lận, thay đổi dữ liệu. Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì không thể thay đổi được nữa.
Việc cập nhật dữ liệu phải có sự chấp thuận của mọi người.
Lịch sử phát triển của Blockchain là gì?
Ý tưởng về công nghệ blockchain được mô tả từ năm 1991, khi các nhà nghiên cứu Stuart Haber và W. Scott Stornetta. Họ trình bày một giải pháp thực tế để tính toán đánh dấu thời gian các văn bản quan trọng để chúng không bị lệch ngày.
Hệ thống đã dùng một chuỗi các khối được bảo mật bằng mật mã để đánh dấu thời gian. Năm 1992, các cây Merkle được tích hợp vào thiết kế, khiến nó hoàn thiện hơn bằng cách cho phép một khối có thể tập hợp được nhiều văn bản.
Năm 2004, nhà khoa học máy tính và là người theo chủ nghĩa mật mã Hal Finney đưa ra một hệ thống là RPoW. Hệ thống hoạt động bằng cách nhận một Hashcash không thể thay đổi dựa trên token proof of work và đổi lại tạo ra một token đã được ký RSA.
PRoW là bước đầu tiên quan trọng trong lịch sử tiền điện tử.
Blockchain lần đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi kỹ sư người Nhật Satosi Nakamoto vào năm 2008 và được thực hiện hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin.
Công nghệ của Blockchain là gì?
Vậy công nghệ của Blockchain là gì?
- Mật mã học: công nghệ blockchain sử dụng public key và hàm hash function để bảo mật.
- Mạng ngang hàng: mỗi một nút trong blockchain đều là nơi tạo và lưu trữ bản sao dữ liệu.
- Lý thuyết trò chơi: tuân thủ quy luật đồng thuận và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.
Phân loại Blockchain
Blockchain chia làm 3 loại chính:
- Public: mọi người đều có quyền đọc và ghi dữ liệu trên blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên blockchain yêu cầu rất nhiều nút đồng ý. Nên để tấn công vào hệ thống này thực sự không khả thi.
- Private: người dùng chỉ được quyền đọc, không có quyền ghi dữ liệu. Thời gian xác nhận giao dịch nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.
- Permissioned: là một dạng của private nhưng thêm một số tính năng khác, thường dành cho ngân hàng hay các tổ chức tài chính.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain là gì?
- Nguyên lý mã hóa:
Blockchain giống như một cuốn sổ cái. Và cuốn sổ cái được duy trì bởi các máy tính trong mạng ngang hàng được kết nối với nhau.
Trong blockchain, mọi người có thể biết những giao dịch của nhau.
Blockchain là mạng lưới phân tác, không yêu cầu bên thứ 3 đóng vai trò trung gian xử lý giao dịch.
Blockchain cũng an toàn vì sử dụng các hàm mã hóa toán học đặc biệt.
Để thực hiện các giao dịch, chúng ta cần một phần mềm là ví điện tử để lưu trữ và trao đổi các đồng tiền điện tử. Ví tiền này sử dụng một cặp khóa bảo mật duy nhất là khóa công khai (public key) và khóa riêng tư (private key).
Một thông điệp được mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể được giải mã bởi khóa riêng tư
Khi mã hóa bằng khóa riêng tư, tức là bạn đã tạo ra một chữ ký điện tử được kiểm tra cẩn thận. Chữ ký này là một chuỗi văn bản và là sự kết hợp của yêu cầu giao dịch và khóa riêng tư của bạn.
Để gửi bitcoin, bạn cần chứng minh rằng bạn sở hữu khóa riêng tư của một ví điện tử cụ thể.
- Quy tắc của sổ cái:
Mỗi nút trong hệ thống Blockchain đều lưu giữ một bản sao của sổ kế toán. Mỗi nút đều biết số dư tài khoản của những người tham gia trong blockchain.
Để biết số dư trên ví điện tử của mình thì bạn cần xác thực tất cả các giao dịch đã diễn ra liên quan đến ví điện tử của bạn.
Việc xác minh số dư này được thực hiện nhờ các tính toán dựa vào liên kết các giao dịch trước đó.
Các nút sẽ kiểm tra tất cả giao dịch các giao dịch có liên quan đến ví điện tử trước đó của bạn. Có một bản ghi sẽ lưu trữ số BTC. Các ví tiền điện tử sẽ tránh được tình trạng chi tiêu đúp.
Bạn cũng cần phải lưu trữ mật khẩu hoặc khóa riêng tư của mình cẩn thận.
- Nguyên lý tạo khối:
Các giao dịch sau khi được ghi nhận trên hệ thống blockchain sẽ được nhóm vào các khối và các giao dịch trong một khối là những giao dịch xảy ra cùng thời điểm.
Mỗi nút có thể nhóm các giao dịch với nhau thành một khối và gửi nó vào hệ thống với thông điệp cho các khối tiếp theo gắn vào.
Để có thể được thêm vào blockchain, mỗi khối phải đưa một đoạn mã được tạo ra bằng hàm mã hóa băm không thể đảo ngược.
Cách để đưa ra đoạn mã đó là đoán các số ngẫu nhiên. Khi được kết hợp với các nội dung trước đó thì chúng tạo ra một hệ thống định nghĩa.
Mạng lưới quy định mỗi khối được tạo ra trong 10 phút và máy tính nào giải ra trước thì được quyền gắn thông tin lên khối đó.
Hệ thống công nghệ Blockchain yêu cầu mỗi nút phải xây dựng chuỗi khối dài nhất mà nó nhận được. Khả năng xây dựng các khối đồng thời là rất thấp nên blockchain sẽ nhanh chóng ổn định và hợp nhất lại khi mọi nút đồng thuận.
Đặc điểm của công nghệ Blockchain là gì?
Vậy đặc điểm của Blockchain là gì?
- Không thể làm giả, không thay đổi được: dữ liệu đã được ghi nhận trên blockchain không thể thay đổi và nó chỉ biến mất khi internet biến mất.
- Bất biến: các dữ liệu trên blockchain sẽ được lưu trữ mãi mãi.
- Bảo mật: vì là mạng dữ liệu phân tán nên thông tin ghi nhận trên blockchain sẽ được quản lý bởi nhiều người, từ đó rất an toàn.
- Minh bạch.
- Hợp đồng minh bạch.
Ưu điểm của Blockchain là gì?
Ưu điểm của Blockchain là gì?
- Độ chính xác cao: bởi vì một giao dịch phải được xác minh qua nhiều nút.
- Không cần trung gian: tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Bảo mật bổ sung.
- Chuyển tiền hiệu quả hơn.
Nhược điểm của Blockchain là gì?
Thế còn nhược điểm của công nghệ Blockchain là gì?
- Giới hạn giao dịch mỗi giây.
- Chi phí năng lượng cao: để vận hành một hệ thống blockchain, cần rất nhiều nguồn năng lượng.
- Rủi ro mất mát tài sản: cần phải lưu trữ kỹ mật khẩu riêng tư của ví điện tử, vì nếu đánh mất thì tài sản trong ví cũng sẽ biến mất.
- Có khả năng xảy ra hoạt động bất hợp pháp: rất khó để theo dõi các giao dịch bất hợp pháp trên blockchain.
Ứng dụng của công nghệ Blockchain là gì?
- Công nghệ, truyền thông và viễn thông.
- Dịch vụ tài chính.
- Chăm sóc sức khỏe.
- Bảo hiểm.
- Nông nghiệp.
- Vận tải và Logistics.
Công nghệ Blockchain tác động đến rất nhiều những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Với những lợi ích mình mình mang lại, công nghệ Blockchain ngày càng được nhiều lĩnh vực tin dùng hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản giải thích về Blockchain là gì hy vọng sẽ mang lại nhiều hiểu biết cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hơn tại sanforex.net.