Thị trường toàn cầu dường như đang tiếp tục tâm lý e ngại rủi ro vào ngày cuối tuần và thúc đẩy chỉ số đô la kéo lại lên mức cao nhất 94.6. Trên thực tế, sau khi đạt mức cao nhất trong 2 tháng vào hôm qua, đồng đô la đã điều chỉnh giảm điểm nhưng vẫn duy trì được trên mức 94,00, mức sâu nhất ghi nhận là 94,19.
DXY tiếp tục tìm kiếm sự củng cố xu hướng sau khi tăng trưởng lên mức 94,5 điểm ở thời điểm hiện tại, nhưng động thái tăng giá đã và đang diễn ra được coi là tạm thời, khi tâm lý cơ bản của các nhà đầu tư đối với đồng bạc xanh vẫn ở khía cạnh tiêu cực. Quan điểm này bị ảnh hưởng bởi lập trường không vững chắc từ cục dự trữ liên bang Fed, và sự hi vọng về phục hồi kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của Covid. Tâm lý tiêu cực trong cộng đồng đầu cơ và sự bất ổn chính trị cho cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới và hơn nữa là các gói kích thích tài chính, tiền tệ.
Cũng trong hôm nay, theo báo cáo của Hoa Kỳ các đơn đặt hàng dài hạn chỉ ở mức 0,4%, nhưng dự báo là 1,0% so với trước đó là 11,4%. Điều này có tác động không tốt tới đồng đô la trong ngắn hạn. Các chỉ số Flash PMI của ngày hôm qua cho tháng 9 đã gây thất vọng nhẹ cho các nhà phân tích, cho thấy sự tín nhiệm đối với lo ngại rằng tốc độ phục hồi có thể bị chậm lại.
Về mặt kỹ thuật
Đồng đô la vẫn tăng trưởng tích cực chưa có dấu hiệu suy giảm, mức đỉnh đang ghi nhận trong hai tháng qua đang ở mức 94,60. Sự phục hồi của chỉ số đô la đang phải đối mặt với rào cản tiếp theo xung quanh mốc 94,70.
Động lực tăng giá dự báo sẽ chạm ngưỡng kháng cự 6 tháng quanh vùng 94,70, tương ứng mức fibo thoái lùi 0.5 . Khi giá chạm tới ngưỡng này, các nhà đầu tư cần lưu ý khi giao dịch các cặp tiền tệ liên quan tới USD. Nếu các vấn đề cơ bản tốt, sẽ hỗ trợ cho đồng bạc xanh tăng tiếp lên mốc 95,7 mức fibo thoái lui 0.618. Ngược lại, giá chạm mức 94,65 có thể đảo chiều giảm xuống về vùng hỗ trợ 93,88.