Chỉ số PMI là gì? Cách đọc PMI trên Lịch kinh tế

Đối với các trader phân tích cơ bản thì tin tức là công cụ giao dịch không thể thiếu, đặc biệt là các chỉ số, sự kiện kinh tế, tài chính được công bố trên Lịch kinh tế hằng ngày theo thời gian thực. Nếu Fed Fund Rate (FFR- Lãi suất quỹ Liên bang) được công bố bởi FOMC hay Non-farm Payrolls được công bố bởi Bộ Lao động Hoa Kỳ là 2 chỉ số kinh tế được xem là quan trọng nhất trên thị trường ngoại hối thì PMI cũng là một chỉ số quan trọng không kém.

Khi PMI được công bố, các thị trường tài chính như forex, chứng khoán sẽ biến động, không kém gì FFR hay Non-farm.

Vậy thì PMI là gì và nó quan trọng như thế nào mà khiến cho các trader phải đứng ngồi không yên?

Vậy thì PMI là gì và nó quan trọng như thế nào mà khiến cho các trader phải đứng ngồi không yên?
Vậy thì PMI là gì và nó quan trọng như thế nào mà khiến cho các trader phải đứng ngồi không yên?

Chỉ số PMI là gì?

Purchasing Managers Index (PMI) hay Chỉ số Quản lý Thu mua là một chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường sức khỏe ngành sản xuất và dịch vụ của mỗi quốc gia.

Chỉ số này được tính toán dựa trên kết quả của các cuộc khảo sát về những vấn đề liên quan đến sản xuất, được thực hiện bởi hơn 400 nhà quản lý thu mua cao cấp của hơn 400 công ty. Những người tham gia khảo sát sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến các vấn đề sản xuất như đầu ra, đơn hàng mới, đơn hàng xuất khẩu mới, giá nguyên liệu đầu vào, giá thành phẩm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp, hàng tồn kho, việc làm, sản lượng dự tính trong tương lai…

Bảng khảo sát sẽ được hoàn thành vào nửa cuối mỗi tháng và kết quả sẽ được tính toán, xử lý bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế và thống kê kinh tế. Đối với mỗi biến số cấu thành nên PMI, kết quả khảo sát sẽ chỉ ra được yếu tố nào tăng, giảm hoặc không đổi so với tháng trước và đưa ra lý do cho bất kỳ sự thay đổi nào.

Chỉ số PMI có 2 loại: chỉ số PMI sản xuất và chỉ số PMI dịch vụ.

  • Chỉ số PMI sản xuất đo lường riêng cho sức khỏe của ngành công nghiệp sản xuất. PMI sản xuất được tính bằng trung bình có trọng số của 5 biến số sau: đơn hàng mới (30%), sản lượng (25%), việc làm (20%), thời gian giao hàng của nhà cung cấp (15%) và hàng tồn kho (10%).
  • Chỉ số PMI dịch vụ là chỉ số đánh giá kết quả hoạt động của ngành dịch vụ. Chỉ số này cũng sẽ được tính toán dựa trên kết quả của các cuộc khảo sát, nhưng các biến số sử dụng có phần hơi khác so với chỉ số PMI sản xuất vì những đặc tính riêng của ngành dịch vụ, chẳng hạn như phí dịch vụ, hoạt động tương lai, hiệu suất kinh doanh… Các biến số này có trọng số ngang nhau khi tính toán giá trị của chỉ số PMI dịch vụ.

Giá trị của mỗi biến số sẽ được tính bằng tổng tỷ lệ phần trăm của các câu trả lời “cao hơn” và ½ tỷ lệ phần trăm của những câu trả lời “không thay đổi”. Các biến số này sẽ dao động từ 0 – 100%, giá trị trên 50 nghĩa là biến số này tăng so với tháng trước, ngược lại, nếu nhỏ hơn 50 nghĩa là giảm so với tháng trước. Tất cả dữ liệu của các biến số này đều được điều chỉnh theo mùa.

Xem thêm:  Giá Bid, giá Ask là gì? Spread là gì?

Chỉ số PMI sau khi được tính toán cũng sẽ có giá trị từ 0 – 100%. PMI trên 50 chứng tỏ sản xuất được mở rộng, nền kinh tế phát triển theo xu hướng tích cực. PMI bằng 50% nghĩa là không có gì thay đổi so với tháng trước và PMI dưới 50% chứng tỏ nền kinh tế đang bị chậm lại, sản xuất, dịch vụ bị thu hẹp hơn.

Ví dụ: chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam.

chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam.
chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam.

Chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 5/2020 là 42.7,  tăng 10 điểm so với mức thấp kỷ lục là 32.7% của tháng 4 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mặc dù kết quả kinh doanh suy giảm nhẹ hơn so với tháng 4 nhưng sức khỏe của ngành sản xuất vẫn đang trong trạng thái rất tiêu cực. Qua tháng 6, sản lượng của ngành sản xuất vẫn tiếp tục suy giảm nhưng mức độ nhẹ hơn so với tháng 4 do một số công ty đã dần phục hồi sau dịch.

Tầm quan trọng của chỉ số PMI

Các dữ liệu liên quan đến chỉ số PMI được chính phủ, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cả nhà đầu tư sử dụng để phân tích, dự báo và lập kế hoạch kinh doanh. Đồng thời giúp theo dõi các chỉ số kinh tế quan trọng như GDP, Sản lượng sản xuất/dịch vụ, CPI (Chỉ số giá tiêu dùng)/lạm phát, Giá đầu vào, Chỉ số xuất khẩu/mậu dịch, Việc làm/bảng lương phi nông nghiệp Non-farm Payrolls, Năng suất/hiệu suất kinh tế…

Các dữ liệu liên quan đến chỉ số PMI được chính phủ, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cả nhà đầu tư sử dụng để phân tích, dự báo và lập kế hoạch kinh doanh. Đồng thời giúp theo dõi các chỉ số kinh tế quan trọng như GDP, Sản lượng sản xuất/dịch vụ, CPI (Chỉ số giá tiêu dùng)/lạm phát, Giá đầu vào, Chỉ số xuất khẩu/mậu dịch, Việc làm/bảng lương phi nông nghiệp Non-farm Payrolls, Năng suất/hiệu suất kinh tế…
Các dữ liệu liên quan đến chỉ số PMI được chính phủ, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cả nhà đầu tư sử dụng để phân tích, dự báo và lập kế hoạch kinh doanh.

Đối với mỗi đối tượng sử dụng, chỉ số PMI có vai trò khác nhau:

  • Chính phủ/Ngân hàng trung ương: dữ liệu về PMI cho biết tình hình kinh tế hiện tại của quốc gia thông qua các chỉ số quan trọng như GDP, lạm phát. Chính vì thế, các ngân hàng trung ương thường sử dụng PMI như là một công cụ hữu ích để hoạch định chính sách tiền tệ.
  • Tổ chức đầu tư tài chính/quản lý tài sản: thông qua PMI, các công ty này sẽ theo dõi được sự tăng trưởng tương đối của nền kinh tế nói chung và các ngành nghề nói riêng. Từ đó, thiết lập các mô hình và chiến lược phân bổ tài sản hợp lý. Đồng thời, chỉ số PMI còn được sử dụng để phân tích hiệu suất của danh mục đầu tư.
  • Nhà hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp: dựa vào chỉ số PMI, những nhà hoạch định chiến lược sẽ nắm bắt được các thông tin liên quan đến thị trường, ngành công nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, cũng như hiệu suất hoạt động của công ty họ. Từ đó thay đổi các chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình hiện tại.
  • Nhà quản lý chuỗi cung ứng (quản lý thu mua)/ Nhà cung ứng: PMI là một công cụ thiết yếu để đánh giá và dự báo xu hướng bán hàng, hàng tồn kho và giá cả, giám sát được nguồn cung, cầu và hiệu suất của nhà cung cấp. Chỉ số Quản lý Thu mua PMI có lẽ là quan trọng nhất đối với nhóm đối tượng này. Dựa vào các dữ liệu PMI, nhà quản lý thu mua có thể điều chỉnh các kế hoạch mua hàng, thương lượng giá cả với nhà cung ứng và đề xuất các phương án xử lý hàng tồn kho. Ngược lại, đối với nhà cung ứng, chỉ số PMI sẽ giúp họ ước lượng được nhu cầu sản phẩm, từ đó điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp với thị trường. Cầu tăng thì giá tăng, ngược lại cầu giảm thì giá giảm.
  • Nhà đầu tư trên các thị trường tài chính: chỉ số PMI cung cấp các tín hiệu về thay đổi lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế và dữ liệu chi tiết các ngành công nghiệp. Từ đó có thể dự báo về xu hướng giá các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa… tạo điều kiện cho nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội giao dịch tiềm năng.
Xem thêm:  Các phiên giao dịch forex theo giờ Việt Nam

Hướng dẫn đọc hiểu chỉ số PMI trên Lịch kinh tế

Chỉ số PMI được công bố vào đầu mỗi tháng bởi Viện Quản lý Cung ứng ISM Hoa Kỳ (The Institute of Supply Management) và tập đoàn IHS Markit, trừ một số trường hợp ngoại lệ như Canada thì được phát hành bởi Ngân hàng hoàng gia Canada.

Hầu hết các chỉ số PMI của các quốc gia đều được công bố bởi IHS Markit, riêng Hoa Kỳ thì được công bố bởi cả ISM và IHS Markit.

Cách tính PMI của ISM và IHS Markit là giống nhau, tuy nhiên kết quả của chỉ số này sẽ khác nhau do IHS Markit có sự thay đổi các câu hỏi trong bảng khảo sát.

Hướng dẫn đọc hiểu chỉ số PMI trên Lịch kinh tế
Hướng dẫn đọc hiểu chỉ số PMI trên Lịch kinh tế

Chỉ số PMI được ISM phát hành thường sẽ có chữ ISM phía trước, PMI của Canada sẽ có chữ RBC phía trước và các chỉ số PMI được công bố bởi IHS Markit sẽ có chữ Markit hoặc không có gì hết.

Nhìn vào hình trên, các bạn sẽ thấy chỉ số PMI của Hoa Kỳ được công bố bởi ISM và IHS Markit ở kỳ hiện tại và kỳ trước là khác nhau, mặc dù các giá trị dự báo là như nhau. Vậy thì nhà đầu tư nên sử dụng kết quả nào? Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này ở nội dung tiếp theo ngay sau đây.

  • Các kịch bản có thể xảy ra với chỉ số PMI

Như đã nói, chỉ số PMI sẽ giao động từ 0 – 100%. PMI >50% chứng tỏ sản xuất và dịch vụ được mở rộng, kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực. Ngược lại, PMI <50% thì sản xuất và dịch vụ bị thu hẹp. PMI = 50% thì không có gì thay đổi.

Tương tự như những chỉ số khác được công bố trên Lịch kinh tế, PMI cũng bao gồm 3 giá trị: giá trị kỳ trước (tháng trước), giá trị dự báo và giá trị thực tế kỳ hiện tại (tháng hiện tại).

Giá trị kỳ trước và dự báo sẽ được thể hiện trước trên Lịch kinh tế, giá trị thực tế chính là phần mà nhà đầu tư chờ đợi.

Xem thêm:  cTrader là gì? Nên giao dịch với cTrader hay MT4?

Có 3 kịch bản sẽ xảy ra đối với chỉ số PMI:

  • PMI thực tế > PMI dự báo: thể hiện tín hiệu tốt, tích cực trong sản xuất và nền kinh tế, xu hướng đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng giá.
  • PMI thực tế < PMI dự báo: tín hiệu tiêu cực của nền kinh tế, giá trị đồng tiền của quốc gia có xu hướng giảm.
  • PMI thực tế = PMI dự báo: không có sự thay đổi đáng kể nào xảy ra.

Trên thị trường forex nói riêng và thị trường tài chính nói chung, đồng đô la Mỹ (USD) chính loại tiền tệ được quan tâm nhất. Điều này không có gì phải bàn cãi vì Mỹ là nền kinh tế lớn nhất, một sự thay đổi trong giá trị của USD cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của tất cả các nước khác trên thế giới. Chính vì thế, so với tất cả các chỉ số PMI thì PMI của Hoa Kỳ là chỉ số được quan tâm và theo dõi nhiều nhất.

Quay trở lại câu hỏi ở phần trên, vậy thì, giữa ISM và IHS Markit, nhà đầu tư nên sử dụng PMI được công bố từ tổ chức nào?

chỉ số PMI của ISM được đánh giá là quan trọng hơn so với chỉ số PMI của IHS Markit
chỉ số PMI của ISM được đánh giá là quan trọng hơn so với chỉ số PMI của IHS Markit

Rõ ràng, chúng ta có thể thấy được trên Lịch kinh tế, chỉ số PMI của ISM được đánh giá là quan trọng hơn so với chỉ số PMI của IHS Markit (dựa vào số lượng các ngôi sao được đánh dấu trước mỗi công bố, sự kiện). Các trader trên thị trường forex cũng thường quan tâm đến kết quả của ISM hơn. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều đánh giá cho rằng chỉ số PMI được phát hành bởi IHS Markit chính xác hơn, do các dữ liệu từ ISM bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu và thu nhập nước ngoài so với IHS Markit nên chỉ số PMI của ISM đôi khi cung cấp tín hiệu có phần sai lệch về sức khỏe của ngành công nghiệp sản xuất tại Hoa Kỳ.

Chính vì thế, cho dù các bạn sử dụng chỉ số PMI nào đi nữa nhưng nếu phân tích chúng một cách độc lập thì cũng đều không mang lại hiệu quả cao. Bản thân chỉ số PMI không thể cung cấp một tín hiệu chính xác về xu hướng biến động của USD nhưng nó có thể gợi ý cho nhà đầu tư dự đoán về các yếu tố kinh tế quan trọng khác như lãi suất, lạm phát. Vì vậy, theo dõi PMI và kết hợp phân tích các chỉ số kinh tế khác sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về tình hình kinh tế, từ đó nhận định về xu hướng biến động của USD cũng như các cặp tiền trên thị trường forex một cách chính xác hơn.

Hy vọng qua những nội dung được trình bày ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về Chỉ số Quản lý Thu mua PMI và cách đọc hiểu chỉ số này trên Lịch kinh tế. Cho dù bạn là trader theo trường phái nào thì việc theo dõi các chỉ số kinh tế quan trọng như lãi suất, Non-farm hay PMI là điều không thể thiếu. Đặc biệt, đối với trader phân tích kỹ thuật, những chỉ số này sẽ giúp các bạn xác nhận lại tín hiệu giao dịch được tạo ra từ indicators, price action hay các công cụ kỹ thuật khác, tránh những sai lầm không đáng có.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *