Kinh doanh ngoại tệ trong thị trường ngoại hối là một phương thức kiếm tiền dễ dàng tiếp cận hiện nay, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư quan tâm. Nhưng đối với những trader mới, khái niệm này còn khá mơ hồ và họ chưa thật sự hiểu rõ bản chất. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ kinh doanh ngoại tệ là gì? Cách quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ? Hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Kinh doanh ngoại tệ là gì?
Kinh doanh ngoại tệ là hoạt động mua và bán các loại tiền tệ khác nhau trên thị trường ngoại hối. Các loại ngoại tệ sẽ được tạo thành cặp theo quy ước của quốc tế. Và lợi nhuận của việc kinh doanh này dựa trên chênh lệch tỷ giá của mỗi cặp ngoại tệ ở thời điểm bắt đầu giao dịch cho đến khi kết thúc giao dịch. Hoạt động mua bán này được thực hiện nhờ vào các nhà cung cấp dịch vụ giao dịch ngoại tệ (nhà môi giới).
→ Ngoại tệ sẽ được giao dịch trên thị trường ngoại hối (forex). Hay nói một cách khác kinh doanh ngoại tệ là một phần trong kinh doanh ngoại hối.
Quy mô thị trường ngoại tệ
Theo thống kê của Ngân hàng Quốc tế (BIS), khối lượng giao dịch ngoại tệ đạt đến gần 6000 tỷ USD/ngày trên toàn thị trường.
Đây được xem là một thị trường có quy mô rất lớn, bao phủ toàn cầu, không có trung tâm giao dịch. Mọi hoạt động mua/bán đều thông qua mạng lưới điện tử. Chỉ cần bạn có vốn (ngoại tệ), smartphone, laptop có kết nối internet là bạn có thể tham gia kinh doanh ngoại tệ với tất cả các trader trên thế giới.
Những yếu tố tác động đến kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ dựa trên sự chênh lệch tỷ giá của các cặp ngoại tệ, chính vì thế yếu tố lớn nhất tác động lên hoạt động kinh doanh này là nền kinh tế. Trong đó có:
- Tỷ lệ lạm phát
- Lãi suất
- Sự thay đổi cán cân thương mại
- Tốc độ tăng trưởng GDP
Ngoài yếu tố kinh tế ra, còn có tình hình chính trị – xã hội, tin tức về tình hình của các quốc gia trên thế giới cũng tác động đến kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó, để kinh doanh điều hiển nhiên là nhà đầu tư cần phải có nguồn vốn.
Các cặp tiền phổ biến trong kinh doanh ngoại tệ
Trên thế giới có hàng trăm quốc gia khác nhau, đa số mỗi quốc gia sẽ sử dụng một loại tiền tệ khác nhau. Khi kinh doanh ngoại tệ, các loại tiền ấy sẽ được giao dịch theo cặp.
Ví dụ: Đồng Bảng Anh có ký hiệu GBP, Đồng Đô La Mỹ có ký hiệu USD. Khi giao dịch ngoại tệ, hai loại tiền đó sẽ tạo thành cặp được viết là GBP/USD, GBP.USD hoặc GBPUSD. Vị trí đứng trước hay sau được quy định theo quy ước quốc tế và không thể đảo vị trí.
Trong kinh doanh ngoại tệ, các cặp tiền tệ được chia thành 3 loại: cặp tiền chính, cặp tiền chéo, cặp tiền ngoại lai.
- Cặp tiền chính: Có 7 cặp tiền chính là sự kết hợp giữa đồng USD và loại tiền của một quốc gia hoặc khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh như Châu Âu, Úc, Anh, Canada, Thụy Sỹ, Nhật, New Zealand.
Ví dụ: EUR/USD, AUD/USD, GBP/USD, USD/CAD, USD/CHF, USD/JPY, NZD/USD
- Cặp tiền chéo: Không bao gồm đồng USD, là sự kết hợp giữa hai loại tiền của các quốc gia hoặc khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh. Gồm 7 loại tiền: EUR, AUD, GBP, JPY, CAD, CHF và NZD.
Ví dụ: AUD/CAD, EUR/CHF, GBP/JPY, NZD/JPY,…
- Cặp tiền ngoại lai: Là sự kết hợp giữa đồng USD hoặc EUR (hai đồng tiền mạnh) với loại tiền của quốc gia, khu vực có nền kinh tế nhỏ (Thụy Điển, Na Uy,…) hoặc mới nổi (Brazil, Mexico, Ấn Độ,…)
Ví dụ: USD/BRL, EUR/SEK, USD/MXN,…
Các cặp tiền phổ biến trong kinh doanh ngoại tệ
Mặc dù có rất nhiều cặp tiền được kể trên, nhưng trong kinh doanh ngoại tệ hay thị trường ngoại hối, nhà đầu tư thường chỉ quan tâm đến biến động các cặp tiền mạnh. Bao gồm:
- Các cặp tiền chính: EUR/USD, AUD/USD, GBP/USD, USD/CAD, USD/CHF, USD/JPY, NZD/USD.
- Một vài cặp tiền chéo: EUR/GBP, EUR/JPY, EUR/AUD, EUR/CAD, GBP/JPY, AUD/JPY, NZD/JPY.
Các cặp tiền chiếm tỷ lệ được giao dịch nhiều nhất
Trong các cặp tiền phổ biến kể trên, có 3 cặp tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối:
- EUR/USD: Đây được xem như cặp tiền quốc dân, với khối lượng giao dịch lớn trên hầu hết các sàn forex. Spread thấp, thanh khoản cao. Vì EUR và USD là đồng tiền của hai quốc gia, khu vực có nền kinh tế rất mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế thế giới nên rất được các nhà đầu tư quan tâm.
- GBP/USD: Tốc độ phát triển kinh tế ở Anh được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo công bằng, minh bạch trong giao dịch. Vì thế, biến động ảnh hưởng đến loại tiền tệ này được trader rất chú ý.
- USD/JPY: Độ mạnh của cặp tiền này chỉ đứng sau cặp EUR/USD. Vì Nhật cũng là quốc gia có nền kinh tế phát triển bền vững và cũng ảnh hưởng đến kinh tế của các nước láng giềng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ diễn ra như thế nào?
Kinh doanh ngoại tệ nằm trong thị trường ngoại hối có quy mô rất lớn và tính thanh khoản cao. Với khối lượng giao dịch mỗi ngày lên đến gần 6000 tỷ USD, gấp 200 lần giao dịch chứng khoán tại New York. Trong đó, các đồng ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất là USD chiếm 88%, EUR 32%, JPY 17%, GBP 13%, AUD 7%, CAD 5% và CHF 5%, các ngoại tệ còn lại chiếm 33% (số liệu từ BIS).
Một ưu điểm khác trong kinh doanh ngoại tệ là nhà đầu tư có thể linh hoạt được thời gian giao dịch. Bạn có thể thực hiện 24/5 chỉ trừ hai ngày thứ 7, chủ nhật, giao dịch mọi lúc mọi nơi với các thiết bị di động, smartphone, máy tính có kết nối internet. Tuy nhiên, một vấn đề bạn cần phải lưu ý đó là giao dịch theo phiên. Với quy mô bao phủ toàn cầu mỗi quốc gia sẽ có các múi giờ khác nhau, việc chia thành các phiên giao dịch giúp cho nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn khung thời gian phù hợp.
Khác với chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ có tính thanh khoản rất cao. Bất cứ lúc nào bạn muốn mua hay bán một cặp tiền sẽ luôn có một lượng khách hàng sẵn sàng mua/bán với giá cả đưa ra. Vì thế, lệnh giao dịch sẽ được khớp ngay lập tức mỗi khi click chuột.
Ngoài những ưu điểm kể trên, không thể phủ nhận một điều rằng kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động chứa nhiều rủi ro. Các rủi ro phải đối mặt chủ yếu là rủi ro về tỷ giá và lãi suất, bên cạnh đó còn có các tác động khác như nhà môi giới không uy tín, sử dụng đòn bẩy không hợp lý,…. và rất nhiều rủi ro khác tiềm ẩn.
=> Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng kinh doanh ngoại tệ là một thị trường cực kỳ sôi động, thu hút hàng triệu nhà đầu tư tham gia.
Cách quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ (forex) phụ thuộc vào sự biến động giá trên thị trường dẫn đến nhiều rủi ro xảy ra. Thế nên, trader phải biết cách để quản lý các rủi ro thì mới có những giao dịch hiệu quả.
- Trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giao dịch, đây là yếu tố làm tiền đề cho quá trình kinh doanh ngoại tệ. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng quá trình này đòi hỏi bạn phải am hiểu rất nhiều thứ từ cách thức giao dịch cho đến tình hình thị trường.
- Luôn cập nhật tin tức về nền kinh tế thế giới. Vì sản phẩm giao dịch là ngoại tệ – đồng tiền của rất nhiều quốc gia trên thế giới, việc nắm rõ tình hình kinh tế các nước sẽ giúp bạn dễ dàng dự đoán được sự biến động của loại tiền tệ đó → giao dịch hiệu quả hơn.
- Tâm lý giao dịch vững chắc cũng là một yếu tố quản lý được rủi ro cho nhà đầu tư. Đối mặt với những áp lực, trader cần phải giữ được bình tĩnh, hiểu được bản thân có thể chấp nhận rủi ro ở mức nào, đặt mục tiêu lợi nhuận phù hợp, biết dừng đúng lúc trước khi thị trường chuyển hướng. Đặc biệt, hãy chuẩn bị một tâm lý tốt nhất cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam có hợp pháp không?
Hiện nay, kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối là kênh đầu tư được rất nhiều trader quan tâm. Bởi họ chỉ thực hiện giao dịch mua và bán các đồng ngoại tệ thông qua sàn môi giới có trả phí, lợi nhuận thu về được tính dựa trên sự chênh lệch tỷ giá.
Pháp luật Việt Nam chỉ bảo trợ các tổ chức tín dụng là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam. Nghĩa là, nếu các cá nhân tham gia giao dịch forex trên thị trường Việt Nam nếu có bất kỳ tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Lời kết
Mặc dù hiểu được các ngóc ngách cơ bản trong kinh doanh ngoại tệ, nhưng để có thể thành công trong giao dịch thì đây chỉ là một trong nhiều yếu tố của thị trường ngoại hối. Hãy theo dõi các bài viết chia sẻ của sanforex để trau dồi kiến thức bạn nhé. Chúc bạn thành công trên hành trình trader của mình.