Mô hình Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi

Thoạt đầu mới nghe thì cứ ngỡ là một mô hình nến nào đó trong phân tích kỹ thuật, nhưng ngược lại, đây là một mô hình lừa đảo “khét tiếng”. Mô hình này được các tổ chức sử dụng với nhiều hình thức khác nhau nhằm lừa đảo nhà đầu tư trong các lĩnh vực tài chính và bất động sản. Tại Việt Nam, tiền điện tử đang là một thị trường rất phát triển, tiềm năng mang về cho nhà đầu tư những lợi nhuận rất lớn, nhưng cũng chính điều này khiến cho những kẻ lừa đảo đánh trực tiếp vào tâm lý tham lợi nhuận cao, sử dụng mô hình Ponzi để thực hiện hàng loạt các vụ lừa đảo chấn động trên thị trường như Bitcoinnect, iFan, Hextracoin…Không những trên thị trường tiền điện tử, mô hình này còn được áp dụng trong các thị trường tài chính khác như thị trường forex, thị trường bất động sản, hàng tiêu dùng… dưới các hình thức đa cấp, chính vì vậy, tìm hiểu về đặc điểm và các dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi là một việc hết sức quan trọng trong thời buổi “chẳng thể tin được ai” như thị trường bây giờ.

Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi cơ bản là một hình thức lừa đảo đầu tư, hoạt động theo cách vay tiền của người đến sau trả cho người đến trước. Các khoản vay này được cam kết trả với mức lãi suất rất cao, cao hơn rất nhiều lần so với các hình thức đầu tư khác, kèm theo đó là các khoản hoa hồng dành cho người giới thiệu thêm những người khác tham gia vào hệ thống. Ban đầu, các khoản lãi suất và hoa hồng được trả đúng hạn để củng cố lòng tin, nhờ đó mà những người đã bỏ tiền vào lại tiếp tục bỏ thêm tiền để nhận lãi suất cao hơn, đồng thời giới thiệu thêm nhiều người khác để nhận hoa hồng cao hơn, chính vì thế mà hệ thống ngày càng có nhiều người tham gia. Mô hình này chỉ thất bại khi không còn đủ tiền để trả cho toàn hệ thống.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Lịch sử ra đời của mô hình Ponzi

Mô hình này được đặt theo tên của Charles Ponzi (03/03/1882 – 18/01/1949), là một người Ý nhập cư đến Hoa Kỳ và trở thành kẻ lừa đảo khét tiếng Hoa Kỳ thời bấy giờ. Charles Ponzi đã bươn chải rất nhiều việc để kiếm sống và cũng đã vào tù ra tội nhiều lần. Đến năm 1919, ông nhận ra được sự chênh lệch về giá của các phiếu IRC (International Reply Coupon – các phiếu này được sử dụng như một tem thư miễn phí dùng để gửi thư quốc tế) giữa các nước Châu Âu so với Mỹ nên đã thu mua IRC tại các nước với giá thấp, sau đó đem về Mỹ, quy đổi ra thành tem thư và bán với giá cao hơn (thực chất thì đây là hành vi bất hợp pháp tại Mỹ). Để bắt đầu cho kế hoạch lừa đảo của mình, ông thành lập công ty giao dịch chứng khoán và bắt đầu huy động vốn. Ponzi đưa ra lời mời gọi hết sức hấp dẫn, với lãi suất 50% trong vòng 45 ngày và 100% trong vòng 90 ngày. Với chiêu trò này của mình cộng với dự án nghe có vẻ rất thuyết phục, kế hoạch lừa đảo của Ponzi đã thu hút rất nhiều người tham gia. Tổng số tiền mà Ponzi đã lừa đảo được lên đến 15 triệu USD. Nhưng sau cùng, kế hoạch này cũng bị sụp đổ khi có quá nhiều người không được trả lãi suất như đã hứa và nhờ sự vào cuộc điều tra của cảnh sát.

Xem thêm:  BDSwiss Ra mắt Chương trình Khách hàng thân thiết Mới dành cho Đối tác, cùng nhiều giải thưởng hấp dẫn

(max

Trên thực tế, trước vụ lừa đảo của Ponzi đã từng có những vụ lừa đảo khác cũng áp dụng mô hình này. Tuy nhiên, kế hoạch của Ponzi là một vụ lừa đảo lớn nhất và gây ra nhiều chấn động nhất nước Mỹ thời bấy giờ nên mô hình lừa đảo này đã được đặt theo tên của ông.

Hình thức hoạt động của mô hình Ponzi

Để mô hình Ponzi có thể hoạt động được thì phải có “kẻ cầm đầu” kẻ này có thể là một cá nhân, hoặc một tổ chức, thông thường sẽ thành lập nên một công ty nào đó để tạo được lòng tin cho nhà đầu tư, những người mà sau này trở thành “con mồi” cho kế hoạch lừa đảo này. Kế hoạch của họ là quảng bá một sản phẩm, dịch vụ hay một dự án mà họ cho rằng sẽ đem về nhiều lợi nhuận trong tương lai và họ đang nắm rất nhiều lợi thế để đạt được lợi nhuận đó. Các sản phẩm, dịch vụ hay dự án này có thể tồn tại thật hoặc chỉ là giả tạo dưới sự đồn thổi của những người trong tổ chức. Sau đó họ bắt đầu kêu gọi vốn với cam kết trả lãi suất rất cao trên khoản tiền đầu tư và hoa hồng nếu như kêu gọi được nhiều người khác tham gia cùng.

Những người đầu tiên tham gia vào hệ thống gọi là cấp I, những người này sẽ được nhận lãi suất trực tiếp từ “kẻ cầm đầu”. Cấp I tiếp tục kêu gọi nhiều người khác và những người này sẽ trở thành cấp II. Càng kêu gọi được nhiều người, hoa hồng được trả càng cao cộng với lãi suất từ khoản đầu tư ban đầu, điều này làm cho hệ thống tiếp tục phát triển lên cấp III, cấp IV…, cấp n. Để duy trì hệ thống, tổ chức này sẽ lấy tiền của người sau (cấp thấp hơn) để trả tiền cho người trước (cấp cao hơn). Những người tham gia vào hệ thống có thể dưới 3 hình thức, một là chỉ đầu tư tiền và nhận lãi suất, hai là chỉ tham gia với tư cách là người giới thiệu để nhận hoa hồng và cuối cùng vừa đầu tư tiền vừa xây dựng hệ thống để nhận hoa hồng. Tuy nhiên, cũng có những tổ chức lừa đảo chỉ cho phép những người đầu tư tham gia vào hệ thống khi và chỉ khi họ thật sự bỏ tiền ra.

Xem thêm:  Sàn giao dịch NEEX là gì? Sàn giao dịch đang "gây bão" cộng đồng trader Việt?

Để thu hút được nhiều người tham gia vào hệ thống thì chiến lược marketing là điều không thể thiếu. Họ quảng bá bằng cách đưa ra bằng chứng những người đã tham gia vào hệ thống và đã thực sự nhận được lãi suất cùng với mức hoa hồng cao, chính điều này đã đánh vào sự tò mò và lòng tham của khá nhiều người.

Nếu không có sự can thiệp của pháp luật thì mô hình lừa đảo Ponzi này chỉ tiếp tục tồn tại khi hệ thống ngày càng có nhiều người tham gia để có thể đủ tiền trả lãi và hoa hồng cho người đến trước, nhưng rồi cũng đến lúc số người tham gia ít lại, không đủ tiền để chi trả lãi, hệ thống dần mất uy tín và sụp đổ. Sự sụp đổ của mô hình Ponzi là điều tất yếu, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Vậy thì, khi mô hình Ponzi sụp đổ, ai là người hưởng lợi, ai là người bị hại?

Kẻ cầm đầu chắc chắn sẽ ôm một đống tiền để bỏ trốn hoặc bị bắt. Một số người tham gia vào thời gian đầu, nhận được lãi suất cao, sau đó rút vốn ra, chỉ tập trung phát triển hệ thống để nhận hoa hồng hoặc những người ngay từ đầu chỉ tham gia với vai trò là người giới thiệu thì những người này dường như không mất mát gì, ngoài mất uy tín với những người mà họ đã giới thiệu vào hệ thống (trong đó có cả người thân, bạn bè). Những người mất tiền nhiều nhất là những người ở cấp thấp nhất, tham gia vào hệ thống vào những thời gian mà mô hình này đang suy yếu dần, không nhận được bất kỳ khoản lãi suất nào và mất luôn cả tiền gốc.

Xem thêm:  Howard Schultz – ông trùm của đế chế cà phê vĩ đại nhất thế giới

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi

  • Cam kết trả lãi suất cao, không có rủi ro hoặc rủi ro rất thấp. Không có một cơ hội đầu tư nào lãi suất cao mà rủi ro lại thấp, nhưng chính vì lòng tham mà rất nhiều người tin vào điều này.
  • Sản phẩm, dịch vụ hoặc dự án mơ hồ, không rõ thông tin hoặc được giải thích một cách rất phức tạp.
  • Hợp đồng chủ yếu nêu ra các khoản lợi tức cao, không đề cập nhiều đến rủi ro và thường có các điều khoản gây khó khăn trong việc rút tiền khỏi hệ thống.
  • Những người trực tiếp đi kêu gọi người khác thường đánh bóng tên tuổi hệ thống và những kẻ cầm đầu một cách quá mức, họ giống như những con rối đang làm việc không biết mệt mỏi. Tuy nhiên họ có cách nói chuyện rất thuyết phục, dễ khiến người khác tin tưởng.
  • Tổ chức, công ty hay người cầm đầu có lai lịch không rõ ràng, không được đăng ký kinh doanh hợp pháp, khó có thể tìm kiếm được hồ sơ liên quan đến các tổ chức này.

Một mô hình lừa đảo nữa cũng hoạt động tương tự với mô hình Ponzi, đó là mô hình lừa đảo Kim tự tháp. Tuy có vài điểm khác biệt so với mô hình Ponzi, nhưng nhìn chung thì điểm mấu chốt vẫn là kêu gọi nhiều người tham gia vào hệ thống và lấy tiền người sau trả cho người trước.

Bất kể là Ponzi hay Kim tự tháp, thì 2 mô hình này luôn ẩn nấp dưới nhiều hình thức khác nhau, ngày càng tinh vi hơn, đặc biệt có thể xảy ra ở các thị trường mà lợi nhuận tiềm năng như tiền ảo, forex, chứng khoán hay bất động sản, chính vì thế, nhà đầu tư cần phải thật cẩn trọng, xem xét kỹ lưỡng, không nên đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào mà mình không thật sự am hiểu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *