Sàn forex STP là gì? Ưu và nhược điểm của sàn STP.

Trong các bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là một sàn ECN thì bài viết hôm nay sẽ liên quan đến một loại sàn giao dịch nữa trên thị trường, đó là sàn STP. Lựa chọn sàn giao dịch minh bạch, uy tín không chỉ quyết định đến sự thành công của nhà đầu tư, mà còn là một nền tảng vững chắc để các bạn dễ dàng tìm kiếm được lợi nhuận trong một thị trường màu mỡ như thị trường forex.

Tổng quan về các loại sàn forex

Hiện nay các sàn giao dịch forex được chia thành 2 nhóm chính: DD (Dealing Desk – Bàn giao dịch) và NDD (No Dealing Desk – Không có bàn giao dịch). Hiểu một cách đơn giản thì DD là những nhà làm giá thị trường hay nói cách khác là có sự can thiệp của sàn vào trong giá cả giao dịch, còn nhóm các sàn NDD thì không.

2 nhóm này lại được chia thành 3 loại sàn forex khác nhau, đó là MM (Market Maker), ECN (Electronic Communication Network) và STP (Straight Through Processing)

  • MM (Market Maker): là nhà môi giới đóng vai trò như một nhà tạo lập thị trường. Sàn MM thực hiện các nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, thay vì đẩy lệnh ra thị trường liên ngân hàng như một sàn trung gian thực thụ thì các sàn này lại đứng ra ôm lệnh của khách hàng tức là sẽ mua của những trader muốn bán và sẽ bán cho những trader cần mua. Các sàn MM chủ yếu thu lợi từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread), trader sẽ hiếm khi được giao dịch với mức giá thực của thị trường.
  • ECN (Electronic Communication Network): Mạng lưới giao dịch điện tử. Một sàn ECN là broker hoạt động với đúng ý nghĩa và bản chất của một nhà môi giới, chỉ làm trung gian kết nối, tạo ra một nền tảng để tất cả các nhà đầu tư gửi lệnh vào đó và tự giao dịch đối ứng với nhau. Lệnh sẽ được khớp với mức giá tốt nhất, nhanh nhất, không bị từ chối lệnh hoặc báo giá lại. Sàn ECN chỉ thu phí hoa hồng trên mỗi giao dịch của nhà đầu tư
  • STP (Straight Through Processing): là một nhà môi giới đóng vai trò chuyển tiếp, hoạt động của sàn STP có một vài điểm tương đồng với sàn ECN nhưng vẫn có sự khác biệt. Và bài viết này sẽ làm rõ những đặc điểm của sàn STP này.
Xem thêm:  CFD là gì? Cách giao dịch hợp đồng chênh lệch

Tổng quan về các loại sàn forex

Sàn STP (STP Broker) là gì?

STP Broker là một nhà môi giới đóng vai trò chuyển tiếp. Các sàn STP không bao giờ ôm lệnh của trader mà chuyển toàn bộ lệnh nhận được đến nhà cung cấp thanh khoản của họ, chính là hệ thống giao dịch liên ngân hàng.

Sàn STP (STP Broker) là gì?

  • Vấn đề về nhà cung cấp thanh khoản và spread tại các sàn STP

Một STP Broker thường có một hoặc nhiều nhà cung cấp thanh khoản, mỗi đơn vị cung cấp các mức giá Bid và Ask khác nhau. Nhà cung cấp thanh khoản đó có thể là các ngân hàng lớn, các quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ, các sàn ECN hay các nhà môi giới khác. Càng nhiều nhà cung cấp thanh khoản, mức giá sẽ càng có lợi cho nhà đầu tư

Spread của một sàn STP thường có 2 loại: cố định hoặc thả nổi. Spread là cố định khi có 2 khả năng xảy ra. Một là sàn STP đó chỉ có một nhà cung cấp thanh khoản và nhà cung cấp thanh khoản này báo giá trực tiếp cho trader, sàn STP lấy báo giá đó và cộng thêm một khoảng chênh lệch nữa để thu lợi. Hai là sàn STP có nhiều nhà cung cấp thanh khoản, nhưng sàn này chọn ra các mức giá tốt nhất, rồi cố định lại spread, sau đó cộng thêm một khoảng chênh lệch nữa. Trường hợp spread thả nổi là khi sàn STP có nhiều nhà cung cấp thanh khoản và hệ thống sẽ tự động chọn các mức giá tốt nhất để báo giá cho trader, sàn chỉ tăng thêm một “ít” spread để kiếm lợi nhuận.

  • Vấn đề về phương thức khớp lệnh
Xem thêm:  XAUUSD là gì? 1 lot vàng bằng bao nhiêu ounce/usd?

Có 2 phương thức khớp lệnh mà một sàn STP có thể áp dụng, hoặc là Instant Execution hoặc Market Execution. Nếu là Instant Execution thì lệnh thường sẽ bị requote lại nếu không đúng giá và tốc độ khớp lệnh thường chậm. Nếu là Market Execution thì lệnh không bị báo giá lại, tốc độ khớp lệnh nhanh. Một sàn STP có thể áp dụng 1 trong 2 hoặc cả 2 phương thức khớp lệnh đó

  • Đặc điểm của sàn STP đúng nghĩa
  • Không mua bán đối ứng với khách hàng
  • Mức giá giao dịch do thị trường liên ngân hàng quyết định
  • Sàn STP thu lợi từ chênh lệch giá thêm vào và chi phí hoa hồng trên mỗi giao dịch
  • Lệnh được khớp nhanh chóng, không bị từ chối lệnh hoặc báo giá lại

Ưu và nhược điểm của sàn STP

Ưu điểm

  • Không xung đột lợi ích trực tiếp với khách hàng: hầu như tất cả các lệnh của trader đều đẩy ra ngoài, những nhà cung cấp thanh khoản chính là những đơn vị giao dịch đối ứng với khách hàng, chính vì thế mà sàn STP chỉ là cầu nối. Nếu có xung đột thì chỉ xoay quanh các vấn đề về nạp rút tiền mà thôi.
  • Khớp lệnh nhanh và không bị báo giá lại (nếu áp dụng phương thức khớp lệnh Market Execution)
  • Tỷ lệ đòn bẩy cao hơn so với các sàn ECN (đây có thể vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm vì lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro)
  • Tiền nạp ban đầu không yêu cầu quá cao như các sàn ECN
  • Phí hoa hồng thường thấp hơn so với các sàn ECN
Xem thêm:  CySEC là gì? Thông tin chi tiết về Giấy phép CySEC

Nhược điểm: các nhược điểm này tồn tại nếu các sàn STP là các sàn dỏm, hoạt động không đúng bản chất của một nhà môi giới đóng vai trò trung gian

  • Spread thường cao hơn so với các sàn ECN
  • Rất khó để có thể phân biệt được giữa sàn STP và MM, vì đôi lúc các sàn STP không chuyển lệnh của bạn ra ngoài mà thực hiện ôm lệnh giống như các sàn MM

Nói tóm lại, lựa chọn loại sàn nào còn phụ thuộc vào nhu cầu, nguồn vốn và chiến lược của nhà đầu tư. Nhưng ở thời điểm hiện tại, đa số nhà đầu tư trên Thế giới đều thích giao dịch với các sàn ECN hơn vì tính minh bạch và có nhiều ưu điểm vượt trội, lợi ích của trader sẽ được đảm bảo hơn. 

Các bạn có thể tham khảo lại bài viết Sàn ECN là gì? để có cái nhìn tổng quát hơn về các loại sàn forex và có thể đưa ra quyết định lựa chọn hợp lý nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *