Stop loss – lệnh cắt lỗ giúp trader tránh việc thua lỗ quá mức trong một giao dịch. Lệnh cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý nguồn vốn hiệu quả của các trader chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để thực sự hiểu Stop loss là gì và các chiến lược đặt lệnh cắt lỗ hiệu quả thì chưa bao giờ là đơn giản với các trader. Chính vì thế, hãy theo dõi bài viết dưới đây của sanforex để biết cách đặt stop loss đúng cách nhé!
Stop loss là gì?
Stop loss (viết tắt SL) là loại lệnh cắt lỗ được các nhà đầu tư sử dụng để ngăn chặn và chấm dứt thua lỗ tránh đáng tiếc xảy trong giao dịch do lệnh đi ngược xu hướng với thị trường.
Ví dụ:
- Bạn thực hiện mua cặp tiền XAU/USD với mức giá 1800.000.
- Để tránh bị thiệt hại nặng nề nhất khi xảy ra trường hợp thị trường đi xuống (ngược với kỳ vọng của bạn) thì bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ (stop loss) ở mức thấp hơn giá bạn thực hiện mua.
- Bạn có thể đặt lệnh Stop loss tuỳ vào mức chấp nhận rủi ro của cá nhân. Một số mức stop loss bạn có thể đặt được như 1700.000; 1755.000;…
Stop loss tưởng chừng chỉ là một lệnh cắt lỗ thông thường nhưng thực ra nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các nhà đầu tư. Thậm chí, đây còn là một vấn đề được nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi bàn luận trong các cộng đồng trader.
Vì sao Stop loss lại rất “quan trọng” với trader khi giao dịch?
Chúng ta, dù là những chú “cừu non” mới tham gia vào thị trường hay những “lão làng”
đã thực sự thành công tại forex thì đều ít nhất đã trải qua cảm giác cháy đen tài khoản. Vậy sau những lần như vậy, bạn có biết lý do vì sao điều đó lại xảy ra với mình hay không? Điều đó có thể là do bạn đã không đặt Stop loss khi mở lệnh. Bạn tin vào bản thân và không chấp nhận quyết định của mình là sai và sau nhiều lần ngoan cố với suy nghĩ đó và dẫn đến hậu quả khôn lường.
Do vậy, lệnh cắt lỗ có vai trò vô cùng quan trọng cho mọi trader, cụ thể:
- Giúp trader hạn chế tối thiểu thua lỗ quá mức cho phép vì lệnh sẽ được cắt tự động.
- Bạn sẽ không mất thời gian, công sức bỏ ra hàng giờ theo dõi lệnh chỉ để xem nên cắt lỗ ở mức nào. Hãy yên tâm đã có Stop loss lo liệu.
- Là lá chắn hữu hiệu trước các biến động lớn từ thị trường (như sự kiện kinh tế, chính trị,…), có thể dẫn đến biên độ dao động lớn trong thời gian ngắn và bạn không chú ý hay không đặt Stop loss.
- Có thể tính toán trước thua lỗ của một vị thế để xem xét mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận được. Đây là một yếu tố quyết định đến sự thành công của một trader.
Trader nên hiểu rõ bản chất của giao dịch là mang tính xác suất với tỷ lệ phần trăm là ngang nhau. Do đó, bạn có thể thắng “đậm” hoặc có thể sẽ thua “sâu”, một tình huống mà xảy ra với tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn hãy là nhà giao dịch tỉnh táo và biết chừa đường lui – nước rút của mình phù hợp bằng cách nhớ đặt Stop loss khi bắt đầu giao dịch nhé!
Tại sao trader lại “sợ đặt lệnh cắt lỗ”?
Mặc dù đặt lệnh Stop loss là việc nên làm và là điều kiện “cần” được thực hiện. Thế nhưng, vẫn có không ít trader cảm giác “sợ đặt lệnh cắt lỗ”. Lý do đằng sau nỗi sợ đó là gì?
- Không chấp nhận mình sai
Thật khó để thuyết phục bản thân rằng, quyết định của mình có thể không chính xác. Chúng tôi tin rằng, tâm lý này không của riêng một ai. Việc bắt bạn đặt thêm một lệnh Stop loss như ngầm hiểu không tin tưởng vào bản thân mình vậy. Tuy nhiên, bạn hãy hiểu thị trường mang tính rủi ro rất cao và có chiếc phao cứu sinh như Stop loss sẽ đưa bạn vào bờ an toàn hơn, thiệt hại ít hơn trước những cơn sóng dữ của thị trường.
- Tâm lý tham lam và sợ hãi
Được xem là hai yếu tố tâm lý chi phối khiến nhà giao dịch không tuân thủ được kế hoạch giao dịch của mình.
Tâm lý sợ hãi luôn tồn tại trong bạn là cảm giác sợ mất vốn, sợ thua lỗ. Và khi thấy những con số có dấu hiệu chuyển sang âm thì trader thường cố gắng giữ các giao dịch lỗ hay gồng lỗ ngoan cố với suy nghĩ nếu cắt bỏ sẽ bị mất tiền. Nhưng liệu bạn có nghĩ rằng, đôi khi những thua lỗ nhỏ ban đầu về sau sẽ trở nên nặng nề hơn do nhà giao dịch không chịu cắt lỗ. Dẫn đến các rủi ro lớn hơn cho khoản đầu tư thậm chí thiệt hại nặng hơn là “cháy đen thui tài khoản”.
Trái ngược với nỗi sợ hãi là tâm lý “tham lam” chính là tác nhân một phần gây thua lỗ nghiêm trọng. Lòng tham tác động tiêu cực đến nhiều trader, khiến họ giữ chặt các giao dịch thua lỗ với mong muốn thị trường sẽ đảo chiều, ít nhất là có thể hòa vốn hay tốt hơn sau đó là có lãi một chút, khi ấy mình hãy đóng cũng không muộn. Nhưng có một sự thật rằng bạn càng kỳ vọng về nó, nó sẽ càng làm bạn thất vọng.
Do đó, dù vướng phải tâm lý nào đi chăng nữa, thì đừng nên quá sợ hãi cho việc đặt lệnh này. Đặt Stop loss trader sẽ có được sự đảm bảo cho mức thua lỗ, không mất thời gian theo dõi lệnh hay tính toán lường trước được mức thua lỗ có thể chấp nhận và quan trọng nhất là bảo vệ được tài khoản giao dịch của bạn. Tuy nhiên có được cũng sẽ có mất, nếu đặt cắt lỗ, trader sẽ đánh mất cơ hội hòa vốn và lợi nhuận nếu thị trường đảo chiều.
Dù vậy, đặt Stop loss luôn là công cụ được nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng để quản lý nguồn vốn hiệu quả.
Cách đặt stop loss trên MT4
Các bước đặt để đặt stop loss trên phần mềm “quốc dân MT4” vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản là đã thực hiện được lệnh cắt lỗ cho mình.
Cách 1: Trước khi vào lệnh
Bước 1: Thực hiện đặt lệnh
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, mà bạn đặt lệnh mua hay bán theo định hướng cá nhân.
Bạn đặt lệnh mới bằng cách “nhấp 2 lần chuột” vào sản phẩm muốn giao dịch. Bên cạnh đó, trader cũng có thể thực hiện lệnh mới bằng “New order” tại thanh công cụ “Tool”.
Bước 2: Chọn mức stop loss
Hãy chọn mức stop loss có giá thấp hơn giá thị trường hiện tại lúc đặt lệnh. Sao cho tại mức bạn đặt stop loss lỗ sẽ được cắt nếu xu hướng thị trường đi ngược với dự định của bạn.
Bước 3: Vào lệnh
Sau khi đã đặt được mức cắt lỗ cùng với mức take profit và các yếu tố cần thiết khác cho lệnh giao dịch, bạn chỉ việc nhấp vào lệnh “Buy/Sell” là đã có thể hoàn thành lệnh giao dịch.
Sau khi đã thực hiện đặt mức stop loss và take profit thì bạn không cần phải ngồi canh hàng giờ trước máy tính, điện thoại. Thay vào đó, hệ thống sẽ tự động giúp bạn làm tất cả việc đó, từ cắt lỗ đến chốt lời.
Cách 2: Sau khi vào lệnh
Không có sự khác biệt nhiều so với cách đặt stop loss trước khi vào lệnh, cách chốt lỗ này cũng rất dễ dàng với mọi trader từ người mới lẫn kinh nghiệm.
Bước 1: Đặt lệnh
Bước đặt lệnh này bạn cũng thực hiện đặt lệnh bằng cách click “New order” hoặc nhấp 2 lần vào sản phẩm.
Nhưng với cách này, bạn chưa đặt mức stop loss mà chỉ cần đặt lệnh.
Bước 2: Đặt mức stop loss
Với cách cắt lỗ này, bạn có thể đặt stop loss ngay sau khi vào lệnh hoặc khi cảm thấy thị trường đi ngược với xu hướng, hoặc “đặt để an toàn”, hay với một lý do rất tếu táo là vì “bận rộn”.
Sau khi vào lệnh, hãy chọn mức stop loss phù hợp với chiến lược, nguồn vốn để cắt lỗ hợp lý nhất. Trader thực hiện bằng cách nhấp 2 lần vào lệnh đang thực hiện và chọn mức giá tại mục “stop loss” rồi nhấp vào dòng “Modify” để xác nhận đặt lệnh Stop loss.
Như vậy, có thể thấy rằng để tiến hành đặt lệnh Stop loss với mục đích cắt lỗ trên phần mềm MT4 là việc làm không hề có chút khó khăn. Tuy nhiên, để đặt được mức stop loss như thế nào là hợp lý nhất, hãy cùng đi tiếp bài viết nhé!
Chiến lược đặt stop loss hiệu quả
Những sai lầm thường gặp khi đặt stop loss
Nhiều người chỉ nghĩ rằng, đặt stop loss sẽ dựa vào khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những luận chứng rất nhỏ để trader xác định mức đặt stop loss. Thế nến đã có khá nhiều trader mắc những lỗi lầm quen thuộc khi đặt stop loss như:
- Không đặt stop loss: đây là một lý do khá phổ biến mà sanforex đã thu thập được từ trên các cộng đồng trader Việt. Bởi với nhiều nhà đầu tư theo trường phái lướt sóng, họ sẽ nghĩ tự “cắt lỗ bằng thủ công”. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai.
- Đặt stop loss quá xa: Theo ý kiến của nhiều trader, nhất là những trader mới vào nghề “Việc đặt stop loss giúp tôi có cảm giác khó dính stop loss hơn”. Đây cũng là một nhận định sai lầm của các nhà đầu tư thì thực hiện giao dịch forex. Bởi khi chiến lược giao dịch đã sai thì stop loss xa bao nhiêu cũng không thể đủ.
- Dời stop loss: Vì tâm lý của các trader khi xu hướng thị trường đi ngược dự kiến thì họ sẽ dời mức stop loss ban đầu để không phải đóng lệnh. Hay nói cách khác, việc làm này thể hiện tâm lý “FEAR And Greed – tham lam và sợ hãi” của các nhà đầu tư. Thậm chí, có nhiều trader còn “thả” luôn mức stop loss, nghĩa là huỷ việc đặt stop loss ban đầu. Và đến 1 lúc, không còn mức stop loss để thả hay dời nữa, mà đó là lúc bạn bị “cháy tài khoản”.
Nhưng bạn nên nhớ rằng tâm lý và cách biết chấp nhận rủi ro, biết điểm dừng là những điều cực kỳ quan trọng của một nhà đầu tư forex. Vì vậy, đừng để bản thân phải mắc vào những sai lầm cơ bản như vậy nhé! Nếu không, sẽ có một ngày không xa, bạn “tung gia bại sản” đấy!
Chiến lược đặt stop loss hiệu quả
Để tránh những sai lầm không đáng như ở trên nên bạn hãy thực hiện ngược lại với những lỗi đó.
- Đặt stop loss không quá gần, không quá xa: Với mức stop loss không quá xa cũng không quá gần sẽ là điểm thích hợp tạo nên sự an toàn cho bạn. Vì thế, các trader hãy tính toán, đừng quá sợ hãi cũng đừng quá tham lam để đặt được một mức stop loss hợp lý nhất.
- Không dời và thả stop loss: tâm lý vững vàng là tiêu chí vô cùng quan trọng của một trader. Nên hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt stop loss và thực hiện theo như kế hoạch đã đặt ra và không dời và thả stop loss vì bất cứ một lý do nào.
- Đặt stop loss tỷ lệ với phần trăm vốn:
Có nghĩa là trader nên “cân đo đong đếm” số vốn mà bạn có trước khi đặt stop loss. Nói cách khác, để rủi ro xảy ra một cách nhẹ nhàng nhất, trader hãy biết cách chấp nhận rủi ro một cách hài hòa nhất.
Ví dụ: Mức chịu lỗ bạn có thể chấp nhận là 5% tài khoản. Trong khi, bạn có 1000 USD, vậy lỗ 5% phải không quá 50 USD. Như vậy, nếu bạn muốn trade 10 USD thì bạn cần đặt sao cho lỗ tối đa chỉ là 50 USD.
Một lần nữa, sanforex muốn nhấn mạnh với bạn rằng, đầu tư vào bất kỳ sản phẩm lĩnh vực tài chính nào cũng có những lợi nhuận kèm theo rủi ro. Nếu bạn không làm chủ được bản thân thì thị trường forex không phải là nơi để bạn trải nghiệm. Hoặc nếu bạn muốn thử sức thì cần đặt mức stop loss để cắt lỗ với tỷ lệ nhỏ nhất có thể. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và giữ vững lập trường trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Lời kết
Như vậy là qua những kiến thức cùng trải nghiệm thực tế nhất mà sanforex đã chia sẻ, bạn đã hiểu Stop loss là gì hay chưa? Sanforex hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc không chỉ hiểu về stop loss hay lệnh cắt lỗ mà còn nắm rõ cách đặt stop loss sao cho hiệu quả nhất nữa. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến forex hay thị trường ngoại hối, bạn cứ việc bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất nhé!