Trader là gì? Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp

Trader – thuật ngữ khá quen thuộc và ngày càng phổ biến trong thị trường tài chính như chứng khoán, cổ phiếu, forex, coin,…Thế nhưng, với những ai mới bước chân vào thị trường thì khái niệm còn khá xa lạ và mơ hồ. Vì vậy, để hiểu rõ “Trader là gì?” hay Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp. Hãy cùng sanforex tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trader là gì? 

Trader được hiểu đơn giản là nhà giao dịch hay nhà đầu tư. Đây là những người tham gia giao dịch vào việc mua và bán các tài sản trên thị trường tài chính với danh nghĩa cho bản thân hoặc thay mặt cho cá nhân/tổ chức khác. Các tài sản tài chính có thể kể đến như các cặp tiền tệ trên thị trường forex, các loại chứng khoán, chỉ số, vàng, bạc, crypto,…

Nhắc đến Trader là đề cập đến sự đầu cơ mang tính ngắn hạn và tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả. Trái ngược với nhà đầu tư là những người giao dịch có xu hướng nắm giữ tài sản trong thời gian dài hạn hơn.

Nhắc đến Trader là đề cập đến sự đầu cơ mang tính ngắn hạn và tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả.

Ngày nay, ngày càng có nhiều cá nhân lựa chọn trader như một công việc thực sự vì nó mang lại thu nhập cao có thể làm ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào và không có sự ràng buộc về mặt thời gian.

Thống kê từ trang Compare Forex Broker theo độ tuổi có đến 43,5% nhà giao dịch ở độ tuổi từ 34-45, 5% nhà giao dịch ngoại hối là thế hệ millennials trong độ tuổi từ 25-34 trong khi 15% trader trên 45 tuổi.

Ngày nay, ngày càng có nhiều cá nhân lựa chọn trader như một công việc thực sự vì nó mang lại thu nhập cao có thể làm ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào và không có sự ràng buộc về mặt thời gian.

Phân loại trader

Có rất nhiều cách để phân loại trader, mỗi cách đều dựa vào phương thức, mục đích hoạt động của các nhà đầu tư. Nhìn chung, người ta phân loại trader dựa vào 3 yếu tố cơ bản

Dựa vào chủ thể quản lý 

  • Trader đầu tư cho chính bản thân: đây là các nhà giao dịch tự cung tự cấp, họ sử dụng, quản lý tài khoản của chính họ. Và tất nhiên, lợi nhuận hay thua lỗ phụ thuộc vào khả năng của trader, khoản lời/lỗ cũng do họ tự chịu trách nhiệm.
  • Trader làm việc cho cá nhân/tổ chức khác: hình thức làm việc này là kiểu dạng “làm công ăn lương”. Hiểu đơn giản, trader không dùng tiền của mình để giao dịch, mà họ được thuê để giao dịch cho các các cá nhân/ tổ chức khác. Thu nhập của các trader chính là hoa hồng hay tiền lương, tiền công từ công việc giao dịch của họ.
Xem thêm:  Fed là gì? Tại sao Fed tác động đến nền kinh tế toàn cầu

Dựa vào chủ thể quản lý 

Dựa vào trường phái phân tích 

  • Trader theo trường phái phân tích cơ bản:  Theo trường phái này, trader sẽ giao dịch dựa vào những yếu tố cơ bản nhất tại thị trường forex, thường áp dụng cho dạng trader mới vào nghề. Đây là những trader đầu tư dựa trên việc nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tố chính trị, xã hội của một quốc gia để đánh giá sức mạnh của một nền kinh tế. Từ đó, trader xác định giá trị đồng tiền của quốc gia đó và dự đoán biến động của các tỷ giá cặp tiền có liên quan trên thị trường forex.
  • Trader theo trường phái phân tích kỹ thuật: Đây là trường phái được khá nhiều trader ưa chuộng. Có một vài điểm khác so với trader theo trường phái phân tích cơ bản, thì ở đây giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên việc phân tích các kỹ thuật giao dịch. Các kỹ thuật thường được phân tích bao gồm: chỉ báo, mô hình nến, ….
  • Trader kết hợp cả 2 trường phái phân tích cơ bản và kỹ thuật: Thông thường, các trader đã dày dặn kinh nghiệm sẽ theo kiểu trường phái này, lối chơi mang đến khá nhiều sự thành công cho nhà đầu tư. Vì mỗi trường phái đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, nên việc kết hợp cả hai trường phái giao dịch sẽ mang lại sự an toàn cho các trader.
  • Trader không theo trường phái nào: Kiểu trader này giao dịch tương tự với hình thức “lô đề”, hên xui. Khi không nắm trong tay bất cứ kiến thức giao dịch nào, mà trader thực hiện giao dịch theo lối mong muốn của bản thân. Chính vì lẽ đó, đã có rất nhiều trader giao dịch theo lối chơi này bị “cháy tài khoản”.

Dựa vào trường phái phân tích 

Dựa vào thời gian nắm giữ vị thế giao dịch 

  • Trader giao dịch lướt sóng:  Hay còn gọi lối chơi “Scalping”. Nhóm trader này chiếm phần lớn trên thị trường forex khi thực hiện giao dịch chỉ trong vài giây đến vài phút. Lệnh giao dịch của họ thường có khối lượng nhỏ nhưng số lượng nhiều với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận từ biến động của giá trong một thời gian rất ngắn.
  • Trader giao dịch trong ngày: còn được gọi là đầu tư theo kiểu “Day trading”, tức là giao dịch đóng mở tất cả lệnh trong ngày. Không khác nhiều so với nhóm giao dịch lướt sóng, kiểu đầu tư này của các trader có thời gian thực hiện lệnh dài hơn 1 xíu, cũng chỉ từ vài phút đến vài tiếng.
  • Trader giao dịch ngắn hạn: thường gọi là kiểu giao dịch “swing trading”. Nhóm trader này nắm giữ vị thế giao dịch qua ngày, từ 1 đến vài ngày. Từ việc phân tích kỹ thuật, xu hướng, mô hình giá mà họ quyết định giữ lệnh từ một đến vài ngày. Đối tượng các trader nhóm này phần lớn trader đã hiểu biết về thị trường forex, cách đầu tư tại thị trường đầy tiềm năng này và có một số vốn ổn định để tránh tình trạng cháy tài khoản khi thị trường lao dốc quá mạnh.
  • Trader giao dịch dài hạn: có 2 tên gọi khác để nói về nhóm trader giao dịch theo nhóm này là giao dịch giữ vị thế  hay đầu tư “position trading”. Đây là nhóm trader có dày dặn kinh nghiệm, số vốn lớn. Khác với giao dịch ngắn hạn, các trader giao dịch dài hạn quan tâm đến thị trường biến động theo từng tuần, tháng.

Ưu nhược điểm công việc trader

Ưu điểm Nhược điểm
  • Đa dạng sự lựa chọn: Làm nhân viên cho các sàn môi giới hoặc trader tự do
  • Tự do về thời gian, không gian làm việc, không bị ràng buộc bởi bất kỳ ai.
  • Khả năng kiếm lợi nhuận, thu nhập cao trong khoảng thời gian ngắn.
  • Không yêu cầu bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc như các ngành nghề khác vẫn có trở thành một trader thực thụ.
  • Rủi ro pháp lý và nhiều hệ quả khác
  • Không yêu cầu bằng bằng cấp nhưng phải trang bị kiến thức, kỹ năng vững vàng về thị trường.
  • Các hình thức lừa đảo, gian lận luôn rình rập để làm cháy tài khoản của trader.
  • Cám dỗ từ đồng tiền lớn
  • Tâm lý, cảm xúc dễ chi phối các quyết định giao dịch.

Bảng so sánh ưu – nhược của trader

Bất kỳ công việc nào cũng tồn tại những thách thức bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại. Do đó, nếu đã lựa chọn trở thành một nhà giao dịch chuyên nghiệp, bạn nhất định phải tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu các kiến thức về lĩnh vực này trước khi bắt đầu vào giao dịch.

Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp?

Trở thành trader chuyên nghiệp luôn là khao khát của người nhiều bởi lẽ chẳng ai muốn mình “chân ướt chân ráo” trong các hoạt động giao dịch theo cảm tính, theo phong trào hay theo chỉ dẫn từ người khác. Từ đó dễ dẫn đến hậu quả cho các thua lỗ nặng nề, tiền mất tiện mang. Vì vậy, ngay dưới đây là những kỹ năng, kiến thức cần thiết để bạn trở nên chuyên nghiệp hơn và làm chủ các giao dịch của mình.

Xem thêm:  BO là gì? Có nên “Trade” BO hay không?
Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp?
Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp?
  • Quản lý vốn hiệu quả thông minh

Việc bảo vệ và quản lý vốn đầu tư chặt chẽ là điều kiện tiên quyết cho thành công của một Trader. Mỗi trader cần có các quy tắc quản lý riêng, phân bố đầu tư trong mỗi lần trade sao cho hợp lý nhất, tính toán mức độ rủi ro có thể chịu được. Hơn hết, bạn nên phân bổ ra nhiều danh mục để đầu tư, không nên để toàn bộ tiền của mình vào một sản phẩm nào cả.

  • Học cách phân tích biểu đồ

Biểu đồ chính là thông tin minh họa chi tiết và cụ thể nhất về diễn biến thị trường, giá của một sản phẩm nào đó trong một thời gian nhất định. Nhìn vào biểu đồ giá trader sẽ theo dõi được xu hướng thị trường và đưa ra được những quy luật đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, để bạn có thể nhìn biểu đồ mà nhận định được xu hướng là không đơn giản mà còn phải phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm, thời gian thậm chí là tiền bạc để có được.

  • Sử dụng công cụ phân tích sàn cung cấp trong các giao dịch

Mỗi sàn thường sẽ cung cấp các công cụ hỗ trợ cho trader bao gồm cơ bản và nâng cao. Do đó, việc sử dụng thành thạo nhóm công cụ là lợi thế giúp trader giao dịch dễ dàng hiệu quả hơn đặc biệt là các lệnh công cụ cảnh báo rủi ro, lịch kinh tế của sàn.

  • Biết cách quản lý cảm xúc

“Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công” thật vậy một khi giao dịch bị cảm xúc chi phối lấn át thì chắc chắn việc nghiên cứu, phân tích cũng như đưa ra các dự đoán trước đó đều sẽ vô nghĩa. Vậy nên hãy biết kiềm chế, quản tốt cảm xúc, tâm lý của mình biết cách khắc phục và sử dụng hợp lý khi giao dịch.

  • Xác định phong cách giao dịch

Là một nhà giao dịch, phong cách hay trường phái giao dịch sẽ quyết định nhiều việc để đưa ra các giao dịch chiến thuật. Nếu bạn thích lướt sóng, hãy xây dựng cho mình những chiến lược lướt sóng phù hợp với bản thân. Nếu bạn thích chiều giao dịch, hãy mạnh mẽ dựng khung giao dịch chiến thuật đảo chiều của riêng mình miễn sao có phương pháp phù hợp thương mại với bạn.

Lời kết

Trader cũng giống như những nghề nghiệp phổ biến khác, muốn thành công bạn buộc phải trang bị kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm chứ không thể thành công dựa vào ngày một ngày hai. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ “trader là gì” có các nhóm trader nào và cách để trở thành một trader chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công với những giao dịch sắp tới!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *